Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Xuất khẩu vật liệu xây dựng - Nhiều thách thức

29/10/2013 2:35:52 PM

Ngành vật liệu xây dựng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn do nguồn cung vượt cầu, sản lượng dư thừa ở mức cao. Trong khi đó, con đường xuất khẩu vật liệu xây dựng cũng không mấy sáng sủa do phải cạnh tranh gay gắt và đứng trước nguy cơ bị kiện tụng.

Khủng hoảng thừa nguồn cung

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam Trần Văn Huynh, những năm gần đây ngành VLXD trong nước đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Lượng hàng hóa VLXD tồn kho lớn, khiến các doanh nghiệp phải giảm sản lượng hoặc phải dừng sản xuất, trong khi hàng gian, hàng giả ngày càng lộng hành khiến doanh nghiệp càng thêm lao đao.

Đáng chú ý, theo đánh giá của hiệp hội, đến năm 2016, năng lực sản xuất VLXD của toàn ngành sẽ vượt nhu cầu sử dụng trong nước từ 20% - 30%, trong đó bao gồm các nhóm chủ yếu như: xi măng, sắt thép, sơn, gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và phụ kiện, kính xây dựng, vật liệu không nung, đá ốp lát…

Chỉ riêng nhóm xi măng, dự kiến trong năm 2013 nguồn cung của thị trường trong nước đạt công suất khoảng 73 triệu tấn/năm với khả năng sản xuất tất cả chủng loại xi măng đáp ứng yêu cầu công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên, hiện mức tiêu thụ xi măng trong nước mới chỉ đạt khoảng 50 triệu tấn/năm, do đó hơn 20 triệu tấn bị dư thừa. Bất chấp nguy cơ dư thừa số lượng lớn như vậy, hiện nay vẫn có nhiều dự án xi măng đang tiếp tục triển khai, nâng công suất và có khả năng chỉ trong vài năm tới nguồn cung sẽ vượt lên trên 80 triệu tấn/năm.

Tương tự, thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, hiện nay cả nước có hơn 460 doanh nghiệp sản xuất thép, tăng gần 6 lần so với năm 2000 với tổng năng lực sản xuất mỗi năm là 2,13 triệu tấn gang; 7,54 triệu tấn phôi thép; 10,87 triệu tấn thép dài; 3,35 triệu tấn thép dẹt; 2,18 triệu tấn thép ống, hộp; 2,48 triệu tấn tôn mạ. Công suất thép xây dựng cả nước đã lên đến 9 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của cả nước trong những năm gần đây chỉ đạt chừng trên dưới 6 triệu tấn/năm, tùy thời điểm.

Điều đáng nói, vẫn còn 32 dự án ngoài quy hoạch được coi là nguyên nhân lõi của cuộc khủng hoảng ngành thép hiện nay.



Xuất khẩu gặp khó


Để giải quyết bài toán khủng hoảng thừa trong ngành VLXD hiện nay, nhiều giải pháp cấp bách đã được các bộ, ngành triển khai. Trong đó, vấn đề then chốt là các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mặt hàng và mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; tiết giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển sản xuất theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung - cầu của thị trường và tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc xuất khẩu VLXD hiện nay cũng đang gặp không ít trở ngại.

Theo Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi, nguồn cung thép hiện nay đã vượt xa cầu, buộc các doanh nghiệp phải tính đến hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cũng không dễ dàng vì hay vướng nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chưa kể, sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm và nguyên liệu để sản xuất thép đạt con số ở mức khiêm tốn, hơn bình quân 1,5 triệu tấn/năm. Ngoài ra, với giá bán ở mức khá thấp của doanh nghiệp thép trong nước đã khiến các nước đối tác xem xét đến phương án kiện để bảo vệ sản xuất nội địa. Thậm chí, Việt Nam mới chính thức tham gia xuất khẩu thép được vài năm nay, nhưng hai sản phẩm thép cuộn cán nguội và ống thép đã có nguy cơ bị nước ngoài kiện chống bán phá giá.

Đối với nhóm xi măng, việc xuất khẩu cũng chỉ dừng lại ở giải pháp tình thế, nhằm giảm áp lực cạnh tranh trong nước khi cung vượt cầu quá cao, không mang lại hiệu quả kinh tế. Bởi hiện nay, thị trường thế giới cũng đang thừa xi măng, chỉ một vài nơi thiếu trong ngắn hạn nhưng trong vòng vài năm tới các nước đã có kế hoạch đáp ứng nhu cầu như Indonesia, Bangladesh, châu Phi…

Theo các chuyên gia kinh tế, để việc xuất khẩu đạt hiệu quả, cần có chiến lược, tổ chức mạng lưới xuất khẩu VLXD vào các thị trường lớn và có tiềm năng lâu dài. Các hiệp hội nên chủ động xây dựng mạng lưới, chủ động tổ chức hợp tác xuất khẩu, chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp cần tích cực triển khai hiệu quả những hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm; tiếp cận khảo sát và nghiên cứu thị trường để xuất khẩu những sản phẩm phù hợp; tham gia đấu thầu các dự án xây dựng và hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, hợp tác xuất khẩu sản phẩm VLXD.

Theo SGGP *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?