Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tin tức trong tuần

14/07/2013 9:14:39 PM

Không chỉ ngành thép trong nước mà khái niệm “dư thừa” còn là vấn đề của toàn cầu.

Vấn đề được bàn nhiều đến trong tuần qua là vấn đề của ngành thép. Tồn kho cao, thép nhập khẩu (NK) cạnh tranh và áp lực giảm giá để giành thị phần vẫn đang là những "gọng kìm" đè nặng lên ngành thép. Ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Nhà nước được đưa ra, nhưng hy vọng phục hồi cho ngành thép xem ra vẫn còn quá xa vời.Tin từ Bộ Xây dựng cho biết, tiến độ thực hiện nhiều công trình trọng điểm hiện rất căng thẳng. Nhiều công trình không thể triển khai thi công tiếp do việc thu xếp vốn của chủ đầu tư không kịp thời, nhất là các công trình ngành điện. Kéo theo đó là việc sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn đang ở trong tình trạng đình đốn do việc cắt giảm đầu tư cũng như hệ lụy từ việc thị trường bất động sản đóng băng.

Hiện lượng hàng tồn còn khá cao, bao gồm xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng, thép xây dựng... dẫn đến việc không thể phát huy được hết công suất sản xuất của các dây chuyền thiết bị. Việc dừng sản xuất hoặc giảm công suất khai thác đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất và làm giảm khả năng thanh toán nợ cho các tổ chức tín dụng.

Không chỉ ngành thép trong nước mà khái niệm “dư thừa” còn là vấn đề của toàn cầu. Chính phủ khắp các nước đề cao ngành sản xuất thép như một dấu hiệu tăng trưởng kinh tế. Bất chấp kinh tế thế giới yếu đi, sản lượng thép toàn cầu vẫn tăng 1,2% trong năm ngoái lên mức kỷ lục 1,55 tỷ tấn. Tuy nhiên, sự quan trọng của việc đầu tư sản xuất không phải lúc nào cũng tạo ra nguồn lợi về tài chính. Minh chứng rõ ràng nhất ở châu Âu, các nhà sản xuất thép bế tắc nhất. Kể cả ở Trung Quốc, sản xuất công nghiệp bùng nổ suốt cả thấp kỷ qua cũng đang gặp những vấn đề tài chính tương tự. Tại châu Âu, các nước tăng cường sản xuất thép sau chiến tranh thế giới với nỗ lực tái thiết đất nước. Việc mở rộng tăng cường này kéo dài đến hết những năm 60 và đáp ứng tốt cho nhu cầu những năm thế giới gặp cú sốc thiếu dầu lửa những năm 70. Tuy nhiên, kể từ đó, không có dấu hiệu nào hạn chế sản xuất thép cho đến khi khủng hoảng tài chính năm 2008.

Giải pháp đưa ra đối với ngành thép trong điều kiện giá năng lượng ngày càng tăng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí năng lượng được cho là “chìa khóa” giúp các DN ngành thép phát triển bền vững, và nhiều DN đã áp dụng thành công.

Vốn được coi là một trong những ngành sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng, tiết giảm chi phí năng lượng chính là mục tiêu mà nhiều DN thép hướng tới. Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho dự thảo về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới. Theo dự thảo này, riêng giá bán điện cho ngành thép sẽ tăng khoảng 2-16%.

PT (tổng hợp)

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?