Từ đầu năm tới nay, vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không ngừng tăng giá. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp xây dựng.
Đầu tháng 3/2021, gia đình anh Vân bắt đầu khởi công xây dựng 1 căn nhà tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa). Dự định ban đầu của gia đình là xây 1 tầng trệt, 2 tầng lầu, với tổng diện tích sử dụng gần 300m2. Tuy nhiên, do giá cả vật liệu xây dựng leo thang đã khiến dự định của anh phải thay đổi theo hướng thu hẹp quy mô.
Theo anh Vân, giá thép xây dựng hiện nay là 18.000 - 19.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 6.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020. Riêng gạch 4 lỗ (80 x 80 x 180 cm) tăng gần 50%, từ 800 đồng/viên lên 1.100 - 1.200 đồng/viên. Các loại vật liệu xây dựng khác như cát, đá, xi măng đều tăng giá...
Chúng tôi dự định sẽ xây xong nhà với kinh phí khoảng 1,2 tỷ đồng. Nhưng với tình hình hiện nay, căn nhà ít nhất cũng phải "đội" kinh phí lên tầm 1,6 tỷ đồng. Gia đình phải điều chỉnh làm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu trước đã, sau này có điều kiện sẽ xây thêm, anh Vân chia sẻ.
![]()
Vật liệu xây dựng tăng giá đã ảnh hưởng lớn đến công trình xây dựng, trong đó có nhà cửa của người dân.
Sắp hoàn thiện căn nhà với tổng diện tích hơn 160m2 tại phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa), gia đình anh Nguyễn Văn An cũng đang “méo mặt” vì giá vật liệu xây dựng leo thang. Gia đình anh An đã chuẩn bị gần 1 tỷ đồng để xây nhà, nhưng dự kiến sẽ phát sinh thêm khá nhiều.
Theo anh An, nhà thầu tính toán chỉ hết hơn 900 triệu đồng là xây xong nhà. Nhưng do giá vật liệu xây dựng tăng lên từng ngày, nhiều loại tăng đến 30 - 50%. Do đó, dự toán xây nhà của gia đình anh cũng tăng tầm 20%. Tôi vay thêm 200 triệu đồng mà chẳng biết có hoàn thiện được nhà hay không, anh An chia sẻ.
Không chỉ chủ đầu tư, các chủ thầu cũng đang khốn khổ vì giá vật liệu xây dựng leo thang. Theo anh Nguyễn Hoàng Thìn, một nhà thầu xây dựng tại Gia Nghĩa, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng các công trình. Do đó, giá vật liệu xây dựng tăng đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Hiện giá sắt, thép, đã tăng tới 40% so với đầu năm. Giá gạch cũng tăng 30 - 40%, cát tăng 10 - 20%, xi măng tăng nhẹ… Giá vật liệu xây dựng tăng cao đều ảnh hưởng đến cả chủ đầu tư và đơn vị thi công, anh Thìn cho biết.
Cũng theo anh Thìn, nhiều chủ nhà thấy giá vật liệu xây dựng lên cao đã đề nghị tạm dừng thi công để chờ giá hạ nhiệt. Điều này khiến nhà thầu nhiều ngày không có việc để làm, công trình chậm tiến độ và xảy ra nhiều hệ lụy khác.
Đối với những nhà thầu hợp đồng nhận xây dựng công trình theo kiểu trọn gói (bao giá nhân công, vật tư) lại càng khó khăn hơn. Bởi vì giá vật liệu xây dựng tăng đã làm cho chi phí xây dựng công trình tăng 25 - 40%. Với tình hình như vậy, nếu nhà thầu tiếp tục thi công sẽ thua lỗ nặng, nếu không thi công nữa sẽ vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho chủ đầu tư. Nhiều nhà thầu tìm cách kéo giãn tiến độ thi công hoặc chấp nhận phương án bị phạt thầu để rút lui, tháo chạy khi công trình vẫn còn dang dở.
Đối với công trình xây dựng do Nhà nước là chủ đầu tư, nhiều nhà thầu cho biết, họ đang điêu đứng vì giá vật liệu xây dựng tăng cao.
Theo anh Vân, giá thép xây dựng hiện nay là 18.000 - 19.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 6.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2020. Riêng gạch 4 lỗ (80 x 80 x 180 cm) tăng gần 50%, từ 800 đồng/viên lên 1.100 - 1.200 đồng/viên. Các loại vật liệu xây dựng khác như cát, đá, xi măng đều tăng giá...
Chúng tôi dự định sẽ xây xong nhà với kinh phí khoảng 1,2 tỷ đồng. Nhưng với tình hình hiện nay, căn nhà ít nhất cũng phải "đội" kinh phí lên tầm 1,6 tỷ đồng. Gia đình phải điều chỉnh làm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu trước đã, sau này có điều kiện sẽ xây thêm, anh Vân chia sẻ.

Vật liệu xây dựng tăng giá đã ảnh hưởng lớn đến công trình xây dựng, trong đó có nhà cửa của người dân.
Sắp hoàn thiện căn nhà với tổng diện tích hơn 160m2 tại phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa), gia đình anh Nguyễn Văn An cũng đang “méo mặt” vì giá vật liệu xây dựng leo thang. Gia đình anh An đã chuẩn bị gần 1 tỷ đồng để xây nhà, nhưng dự kiến sẽ phát sinh thêm khá nhiều.
Theo anh An, nhà thầu tính toán chỉ hết hơn 900 triệu đồng là xây xong nhà. Nhưng do giá vật liệu xây dựng tăng lên từng ngày, nhiều loại tăng đến 30 - 50%. Do đó, dự toán xây nhà của gia đình anh cũng tăng tầm 20%. Tôi vay thêm 200 triệu đồng mà chẳng biết có hoàn thiện được nhà hay không, anh An chia sẻ.
Không chỉ chủ đầu tư, các chủ thầu cũng đang khốn khổ vì giá vật liệu xây dựng leo thang. Theo anh Nguyễn Hoàng Thìn, một nhà thầu xây dựng tại Gia Nghĩa, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng các công trình. Do đó, giá vật liệu xây dựng tăng đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Hiện giá sắt, thép, đã tăng tới 40% so với đầu năm. Giá gạch cũng tăng 30 - 40%, cát tăng 10 - 20%, xi măng tăng nhẹ… Giá vật liệu xây dựng tăng cao đều ảnh hưởng đến cả chủ đầu tư và đơn vị thi công, anh Thìn cho biết.
Cũng theo anh Thìn, nhiều chủ nhà thấy giá vật liệu xây dựng lên cao đã đề nghị tạm dừng thi công để chờ giá hạ nhiệt. Điều này khiến nhà thầu nhiều ngày không có việc để làm, công trình chậm tiến độ và xảy ra nhiều hệ lụy khác.
Đối với những nhà thầu hợp đồng nhận xây dựng công trình theo kiểu trọn gói (bao giá nhân công, vật tư) lại càng khó khăn hơn. Bởi vì giá vật liệu xây dựng tăng đã làm cho chi phí xây dựng công trình tăng 25 - 40%. Với tình hình như vậy, nếu nhà thầu tiếp tục thi công sẽ thua lỗ nặng, nếu không thi công nữa sẽ vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho chủ đầu tư. Nhiều nhà thầu tìm cách kéo giãn tiến độ thi công hoặc chấp nhận phương án bị phạt thầu để rút lui, tháo chạy khi công trình vẫn còn dang dở.
Đối với công trình xây dựng do Nhà nước là chủ đầu tư, nhiều nhà thầu cho biết, họ đang điêu đứng vì giá vật liệu xây dựng tăng cao.
ximang.vn (TH/ Báo Đắk Nông)