Liên tục trong những tháng đầu năm 2021, giá các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sắt, thép, xi măng… tăng đến chóng mặt. Tình trạng này, không chỉ khiến các doanh nghiệp, nhà thầu mà cả nhiều hộ dân như ngồi trên đống lửa khi tiến hành xây dựng nhà cửa, các công trình.
>> Infographics: Tình hình nhập khẩu sắt thép 4 tháng đầu năm
>> Khánh Hòa: Công trình xây dựng khốn đốn do giá vật liệu tăng cao
>> Yên Bái: Không nằm ngoài tình hình giá vật liệu xây dựng leo thang
Tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng, anh Trần Văn Hảo (Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam) dự định sẽ xây dựng lại nhà. Để chuẩn bị khởi công, anh đã tiến hành đi khảo sát giá tại một số cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam cũng như TP. Phan Thiết. Khi nghe thông tin về giá cả các mặt hàng, đặc biệt là sắt, thép liên tục tăng trong những ngày qua đã khiến anh Hảo lúng túng.
Tôi dự tính xây dựng căn nhà này xong khoảng 1,2 tỷ đồng. Thế nhưng với tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao như thế này không biết liệu hơn 1,5 tỷ đồng có đủ không? Tôi đang phân vân nên vay mượn thêm từ người thân và ngân hàng để bù vào khoản dự trù bị thiếu hay tạm dừng lại một thời gian để chờ giá cả vật liệu xây dựng ổn định lại, anh Hảo cho hay.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Tùng, một người dân đang xây nhà ở Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) cũng trong tình cảnh trên. Tôi không nghĩ giá vật liệu xây dựng tăng không có điểm dừng như vậy. Chỉ tính riêng tiền mua sắt thép trên cùng một diện tích sàn xây dựng giá đã tăng lên 30 triệu đồng so với thời gian cách đây 1, 2 tháng. Mới cách đây 1 tuần, tham khảo một vài cửa hàng để mua thép tôi được báo giá 16 triệu đồng/tấn. Vậy mà chỉ sau vài ngày, giá đã lên gần 18 triệu đồng/tấn, anh Tùng cho hay.
>> Khánh Hòa: Công trình xây dựng khốn đốn do giá vật liệu tăng cao
>> Yên Bái: Không nằm ngoài tình hình giá vật liệu xây dựng leo thang
Tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng, anh Trần Văn Hảo (Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam) dự định sẽ xây dựng lại nhà. Để chuẩn bị khởi công, anh đã tiến hành đi khảo sát giá tại một số cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam cũng như TP. Phan Thiết. Khi nghe thông tin về giá cả các mặt hàng, đặc biệt là sắt, thép liên tục tăng trong những ngày qua đã khiến anh Hảo lúng túng.
Tôi dự tính xây dựng căn nhà này xong khoảng 1,2 tỷ đồng. Thế nhưng với tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao như thế này không biết liệu hơn 1,5 tỷ đồng có đủ không? Tôi đang phân vân nên vay mượn thêm từ người thân và ngân hàng để bù vào khoản dự trù bị thiếu hay tạm dừng lại một thời gian để chờ giá cả vật liệu xây dựng ổn định lại, anh Hảo cho hay.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Tùng, một người dân đang xây nhà ở Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) cũng trong tình cảnh trên. Tôi không nghĩ giá vật liệu xây dựng tăng không có điểm dừng như vậy. Chỉ tính riêng tiền mua sắt thép trên cùng một diện tích sàn xây dựng giá đã tăng lên 30 triệu đồng so với thời gian cách đây 1, 2 tháng. Mới cách đây 1 tuần, tham khảo một vài cửa hàng để mua thép tôi được báo giá 16 triệu đồng/tấn. Vậy mà chỉ sau vài ngày, giá đã lên gần 18 triệu đồng/tấn, anh Tùng cho hay.

Nhiều công trình xây dựng nhà ở của người dân trên địa bàn TP. Phan Thiết gặp khó khăn do giá sắt, thép tăng.
Anh Trương Quang An, Giám đốc một công ty xây dựng trên địa bàn TP. Phan Thiết cho biết, tình hình giá vật liệu xây dựng tăng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, nhà thầu, đặc biệt là đối với các công trình, dự án xây dựng đã ký hợp đồng trọn gói không thể điều chỉnh giá. Trong thời gian qua, chỉ riêng việc giá thép tăng 40% so với những tháng cuối năm 2020 đã kéo theo tình trạng doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng phải chịu lỗ.
Theo nhiều chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, giai đoạn hiện nay đang vào mùa cao điểm xây dựng, bên cạnh đó sắt, thép thì nhiều mặt hàng phục vụ xây dựng bắt đầu tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá các loại vật liệu xây dựng thô như xi măng, gạch, cát… đều tăng liên tục từ 15 - 20%.
Dự báo, nhu cầu thép năm 2021 sẽ tăng từ 3 - 5% so với năm 2020. Một trong những động lực khiến giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là sắt, thép tăng là từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai trong cả nước như cao tốc Bắc - Nam; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ... Bên cạnh đó, một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)… được thực thi kỳ vọng có thêm thị trường xuất khẩu mới. Vì vậy, nhu cầu tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm sẽ càng đẩy giá thép tăng cao thời gian tới.
ximang.vn (TH/ Báo Bình Thuận)