Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản thà bán lỗ còn hơn vay lời?

01/11/2013 10:06:52 AM

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM nói về xu hướng công bố giảm giá sâu của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Trong vài tháng gần đây, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tại TP HCM liên tiếp công bố giảm giá sản phẩm, thậm chí mức giảm tới 50%. Xu hướng này đang giúp người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn căn nhà mơ ước của mình, song cũng nhiều những thắc mắc nảy sinh.

Liệu việc công bố giảm giá kia có phải là thực giảm trên thực tế, hay chỉ là chiêu quảng cáo bán sản phẩm của các doanh nghiệp? Để người tiêu dùng có thêm thông tin xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM trước xu hướng công bố giảm giá khủng của các doanh nghiệp.

PV: Gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS ở thành phố Hồ Chí Minh liên tục công bố giảm giá sản phẩm. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến có những công bố đó?

Ông Lê Hoàng Châu: Hiện tượng các doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh giảm giá bán sản phẩm của mình đã được thực hiện nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. (Ảnh: Báo Đất Việt)

Mục đích trước hết là nhằm giải quyết bài toán thanh khoản cho doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay hàng tồn đọng không bán được, cộng với chi phí lãi vay trong thời gian vừa qua, có những giai đoạn doanh nghiệp phải vay với lãi suất trên dưới 25%/năm, sẽ khiến doanh nghiệp không thể chịu đựng nổi.

Hiện nay, nhiều khoản vay của doanh nghiệp chưa được cơ cấu lại với mức như Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, tức là mức 13%/năm lãi vay. Có nhiều doanh nghiệp "chết" trên đống tài sản. Có những doanh nghiệp tính về tổng tài sản thì giá trị rất lớn nhưng mà tính thanh khoản không có nên doanh nghiệp rất khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản.

Cho nên, việc giảm giá của các doanh nghiệp hiện nay là một trong những biện pháp tối cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để giải quyết bài toán thanh khoản của chính mình, giải quyết hàng hóa tồn kho. Hiện nay, có những doanh nghiệp giảm giá 20-30%, thậm chí giảm giá nhiều hơn.

PV: Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp BĐS, ông có nghĩ rằng giá BĐS ở TP HCM thực sự giảm sâu đến như vậy không?

Ông Lê Hoàng Châu: Chúng ta phải nhớ lại một câu cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói với doanh nghiệp là: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Đối với doanh nghiệp, vấn đề trước tiên hiện nay là phải tồn tại dù có bị mất tài sản. Cho nên, việc giảm giá bán sản phẩm nằm trong một chiến lược chung là phải tồn tại.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ, thực tế là có điều đó. Tất nhiên, cũng có doanh nghiệp bán có lãi mà lãi ở mức hợp lý. Khi doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ là doanh nghiệp đã thực hiện theo câu mà ông bà mình nói “thà bán lỗ còn hơn vay lời”.

Chúng ta thấy, nếu vay lãi 25%/năm, cộng thêm chi phí khác nữa lên tới 30%/năm, trong vòng 4 năm là doanh nghiệp mất vốn. Thay vì vay như thế, thà bán lỗ để còn tồn tại, rồi doanh nghiệp làm lại khi có cơ hội.

PV: Trước việc nhiều doanh nghiệp BĐS TP HCM công bố giảm giá nhiều như vậy, có thông tin cho rằng đây chỉ là chiêu PR để bán sản phẩm. Ông nghĩ như thế nào về thông tin này?


Ông Lê Hoàng Châu: Chúng tôi mong muốn người tiêu dùng hết sức tỉnh táo và kiểm tra xem các doanh nghiệp công bố mức giảm giá đó có thực chất đúng như mức giảm giá trên thực tế hay đó chỉ là cách PR sản phẩm của mình.

Ví dụ như có những doanh nghiệp chưa từng bán sản phẩm nào với cái giá hơn 40 triệu đồng/m2, nhưng lại công bố bán giảm giá 40-50%, bán còn 20 - 23triệu/m2. Như vậy, cần phải kiểm tra lại thông tin từ doanh nghiệp đưa ra.

Còn đối với người tiêu dùng, giảm giá là một yếu tố, nhưng phải đi đôi với uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, tiện ích mà doanh nghiệp cung ứng cho người mua.

Tuy nhiên, nếu sự giảm giá đi đôi với việc giảm chất lượng sản phẩm, những tiện ích bị giảm thiểu thì người tiêu dùng cũng cần phải cân nhắc.

PV: Xin cảm ơn ông.


Theo VOV

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?