Tại buổi họp nghiệm thu nhiệm vụ, KS. Trần Thanh Bình đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài mã số RD 14-23. Xu hướng sử dụng chất thải chứa năng lượng trong tương lai cho các nhà máy xi măng, sử dụng đa dạng nguồn nhiên liệu thay thế bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt với số lượng lớn mà hiện nay đa phần là san lấp. Thay thế hoàn toàn hoặc phần lớn từ chất thải rắn chứa năng lượng. Kiểm soát được quá trình vận hành hệ thống lò nung hoạt động ổn định. Kiểm soát được khí thải... Do đó việc sử
dụng buồng đốt phụ đưa vào trong hệ thống lò nung sẽ giải quyết tối ưu hoá những yêu cầu nêu trên.
Đề tài đã nghiên cứu, tính toán, thiết kế và chế tạo được 1 hệ thống thiết bị pilot bao gồm: các thiết bị cơ (cấp liệu); hệ thống điều khiển và tự động hoá; hệ thống phụ trợ (khí nén), nước làm mát thiết bị.. có thể đốt được các loại rác thải rắn chứa năng lượng khác nhau trong đó có loại chất thải khó cháy như CTRSH có nhiệt trị thấp, độ ẩm cao, với công suất 50 - 200 kg/giờ. Nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá khả năng cháy của các loại rác thải thông qua hệ thống pilot.
Kết quả nghiên cứu sẽ mở ra hướng sử dụng linh hoạt, đa dạng các nguồn rác thải khác nhau nhất là RTSH, với tỷ lệ thay thế tối đa, không cần nhiều bước gia công, sơ chế để làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng.
Việc đầu tư hệ thống thiết bị đốt ngoài (buồng đốt phụ) sau khi lắp đặt, vận hành có thể đốt được các loại NLTT khác nhau với tỷ lệ thay thế cao trong đó có loại chất thải khó cháy như CTRSH (nhiệt trị thấp, độ ẩm cao) mà không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất clanhke xi măng.
Qua thực tế cho thấy buồng đốt phụ có thể thiết kế, chế tạo trong nước với chi phí thấp hơn so với nhập ngoại. Góp phần nội địa thiết bị trong nước giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đi đôi với phát triển bền vững trong ngành công nghiệp xi măng, giảm tiêu tốn tài nguyên, giảm diện tích bãi chôn lấp… góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua đồng xử lý chất thải trong nhà máy sản xuất xi măng. Đây là xu thế chung của thế giới về việc phát triền nền kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, giảm phát thải CO₂, giảm quỹ đất chôn lấp, phù hợp với Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ.
Sau phần trình bày của chủ trì đề tài, Hội đồng Khoa học của Viện Vật liệu xây đã thảo luận, đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý, thống nhất nghiệm thu Đề tài Mã số RD 14-23 và yêu cầu tác giả thực hiện đề tài hoàn thiện báo cáo theo góp ý của Hội đồng, để trình Bộ Xây dựng nghiệm thu theo quy định.
ximang.vn (TH/ VIBM)