Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

02/04/2014 5:01:58 PM

Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đồng tổ chức tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, 18 Láng Hạ.

Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí: Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam; Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương; Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á… và các cơ quan, đơn vị trong ngành năng lượng.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Phạm Xuân Đương nhấn mạnh: Đây là diễn đàn tham luận và thảo luận một số nội dung cơ sở khoa học về thị trường và chính sách xây dựng giá năng lượng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu và bất cập về giá năng lượng hiện nay. Bên cạnh đó là tổng hợp các đề xuất, kiến nghị giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế định giá năng lượng (minh bạch, thiết lập và xác lập giá năng lượng trên cơ sở chi phí đầu vào và cạnh tranh thị trường) nhằm nâng cao hiệu quả ổn định nền kinh tế Việt Nam. Để tạo dựng thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thể chế quản lý và vận hành minh bạch, công khai, Nhà nước cần sử dụng sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng chí tin tưởng rằng, những ý kiến góp ý tại Hội thảo quốc tế này sẽ là những tham khảo quý báu cho việc hoạch định các chính sách phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng nói riêng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nói chung.

Hội thảo đã có nhiều ý kiến phản biện, góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, năng lượng... về thị trường, chính sách giá năng lượng, những thành tựu, bất cập về giá năng lượng hiện nay và giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế định giá năng lượng của Việt Nam trong những năm sắp tới.



Với ba ngành kinh tế trụ cột (điện, than, dầu khí), ba mũi nhọn hàng đầu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nền kinh tế - xã hội. Để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài bền vững theo chiến lược của Chính phủ đề ra, các đại biểu đã đồng nhất ý kiến trong một số điểm quan trọng.

Với thị trường điện, sự hình thành phát triển thị trường điện cạnh tranh là cần thiết, đúng theo quan điểm của Chính phủ và Luật Điện lực; bước đầu đã tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở Việt Nam; Về lộ trình, các đại biểu cho rằng phải trải qua 3 cấp độ từ năm 2005 đến sau 2023 là quá dài, các cấp độ thực hiện không có sự đan xen lẫn nhau, xong cấp độ này mới chuyển sang cấp độ khác; Việc quản lý hoạt động thị trường điện của Nhà nước còn hạn chế về việc xây dựng mô hình, tổ chức, cơ chế hoạt động và giao dịch giữa các đối tượng mua bán điện trên thị trường.

Về thị trường dầu khí mà trọng điểm được quan tâm nhất là thị trường xăng dầu, các đại biểu đồng quan điểm khi cho rằng thị trường xăng dầu đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động nhập khẩu, hạn chế độc quyền nhập khẩu thuộc về một số đơn vị trước đây, tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư hoạt động theo cơ chế thị trường; góp phần ổn định giá trong một khoảng thời gian kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường, có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước; từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; cơ chế bù giá duy trì quá lâu làm mất tính chủ động của doanh nghiệp, giảm động lực tiết giảm chi phí; công tác quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát dẫn đến đầu tư không đồng đều, manh mún gây lãng phí xã hội.

Về thị trường than, một số đại biểu cho rằng, việc xây dựng và thực hiện thị trường than còn chậm, thiếu đồng bộ theo thông lệ phát triển thị trường; Mặc dù sản lượng than tiêu thụ trong nước tăng lên đáng kể, nguồn cung cấp trong nước là chủ yếu, nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên, quan hệ này sẽ đang ngày càng mất dần khi nguồn than trong nước giảm đi. Việc quản lý nhà nước về thị trường than trong nước và nhập khẩu chưa rõ ràng; việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đối với ngành than quá chậm. Trong khi đó, đồng chí Nguyễn Chí Quang, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho rằng vấn đề an ninh năng lượng không còn là vấn đề chuyên môn kĩ thuật, công nghệ thuần túy mà là vấn đề chính trị xã hội, vấn đề quan hệ quốc tế.

Trong phần tham luận trình bày tại Hội thảo, TS. Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương đề nghị một số định hướng đối với ba ngành mũi nhọn của lĩnh vực năng lượng. Đầu tiên, đối với ngành điện: dự báo Việt Nam sẽ phải trải qua giai đoạn thiếu điện khoảng (10,2 tỷ kWh) vào năm 2015. Vì vậy, thời gian tới cần huy động và tập trung nguồn lực để đầu tư nguồn và lưới điện đáp ứng tiến độ và chất lượng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quan tâm phát triển lưới điện nông thôn (đến năm 2015, đạt 100% số hộ dân trong cả nước có điện); Thứ hai, với ngành dầu khí: phát triển ngành dầu khí năng động, có sức cạnh tranh, hiệu quả cao gắn với phát triển thị trường các sản phẩm dầu khí và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng và dịch vụ dầu khí cho thị trường khu vực, tranh thủ lợi thế về địa kinh tế của Việt Nam; Thứ ba, với ngành than: Than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng tại Việt Nam. Than Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ và phương pháp khai thác là một trong những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khai thác có hiệu quả và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời cần giải quyết quan hệ giữa than nội địa và than nhập. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu than, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác hiện trường nhập khẩu than.

Các đại biểu đã có một số đề xuất giải pháp phát triển thị trường năng lượng: Cải cách thị trường gắn liền với cải cách bộ máy Nhà nước; có thể tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu; công khai các dự án đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng; tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo; tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kỹ thuật; đào tạo bổ sung đón đầu những ngành còn yếu.

Về chính sách giá năng lượng, các đại biểu kiến nghị định hướng xây dựng chính sách giá theo hướng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách năng lượng quốc gia; định giá năng lượng phải kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và khả thi về tài chính; chính sách giá phải được xem như một công cụ quản lý  để bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường; đề cao vai trò Nhà nước trong việc xác lập và kiểm soát thực hiện chính sách giá năng lượng, đặc biệt đối với dạng năng lượng mang tính độc quyền…

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?