Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Đoàn giám sát của UB KHCN&MT làm việc với Công ty Xi măng Sông Lam

19/07/2019 7:46:37 AM

Ngày 18/7, tại Nghệ An, tiếp tục chương trình giám sát việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Trần Văn Minh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc tại Công ty Xi măng Sông Lam.

Theo báo cáo của Công ty Xi măng Sông Lam, do quan tâm thực hiện các thủ tục về môi trường nên hiện Công ty được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy xi măng; được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho nhà máy xi măng và trạm nghiền…

Ngoài ra, Công ty đã lắp đặt 65 lọc bụi túi vải, 4 lọc bụi tĩnh điện; xây dựng khu vực lưu trữ, bảo quản chất thải nguy hại. xây dựng các biện pháp ứng phó tình huống khẩn cấp, giải pháp phòng ngừa sự cố lọc bụi tĩnh điện. Hệ thống quan trắc môi trường tự động đã được lắp đặt vào tháng 6/2019, kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường, và thực hiện quan trắc định kỳ đầy đủ (tần suất 3 tháng/lần). Kết quả quan trắc cho thấy, các chỉ số phát thải đều nằm trong giới hạn cho phép.
 

Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Minh phát biểu.

Về thực hiện chế độ báo cáo, Công ty Xi măng Sông Lam luôn tuân thủ đúng quy định về báo cáo môi trường định kỳ, trong đó có thực hiện báo cáo quản lý chất thải 6 tháng, 12 tháng gửi Chi cục bảo vệ môi trường; báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hàng quý... Do các nhà máy, hạng mục mới đi vào hoạt động từ năm 2017 nên một số hạng mục phụ trợ chưa hoàn thành, xảy ra một số lỗi vi phạm. Tuy nhiên, Công ty đã tích cực thực hiện khắc phục các yêu cầu trong biên bản kiểm tra và gửi báo cáo tiến độ thực hiện.

Các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, Công ty Xi măng Sông Lam đã quan tâm đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, vận hành đúng quy trình, tuân thủ nghiêm túc quy trình báo cáo. Công ty cũng chủ động tìm hiểu kinh nghiệm và hiện đã chuyển sang sử dụng thạch cao nhân tạo trong nước, vừa giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu, vừa sử dụng phát thải của đơn vị khác, góp phần bảo vệ môi trường. Từ sự chủ động sử dụng nguyên liệu phát thải của Công ty, thành viên Đoàn giám sát cho rằng, Công ty nên quan tâm xin giấy phép xử lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại, để vừa tận dụng phát thải của doanh nghiệp, vừa tăng thu nhập cho công nhân. Ngoài ra, thành viên Đoàn giám sát cũng đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ xem xét phê chuẩn báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho nhà máy, để tạo điều kiện cho Công ty triển khai dự án số 2.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Minh, Trưởng đoàn giám sát, cho rằng, thời gian qua, Công ty Xi măng Sông Lam đã quan tâm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, chủ động áp dụng biện pháp giảm thiểu phát thải, giảm thiểu ô nhiễm. Công tác vệ sinh công nghiệp được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, do báo cáo của Công ty còn thiếu nhiều thông tin về chất thải rắn, chất thải nguy hại, về tài chính, kết quả quan trắc… nên các sở, ngành cần chủ động hướng dẫn để Công ty sớm hoàn thiện báo cáo, bảo đảm nộp về Đoàn giám sát trước ngày 31/7 tới.

Trưởng đoàn giám sát cũng nhận thấy, Công ty thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục môi trường, song chưa bảo đảm về thời gian thực hiện, đặc biệt là với việc thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Trưởng đoàn giám sát gợi ý, doanh nghiệp nên đẩy nhanh tiến độ di chuyển xưởng đập lên mỏ đá song song với việc quan tâm thực hiện các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đầu tư trang thiết bị, doanh nghiệp cũng cần tăng cường số lượng nhân sự phụ trách công tác bảo vệ môi trường, quan tâm đào tạo cán bộ, để bảo đảm chất lượng thực hiện.

Đối với xử lý khí thải, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, Công ty cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu quy trình phù hợp, cũng như các giải pháp công nghệ khác để xử lý hiệu quả.

ximang.vn (TH/ ĐBND)

 

Các tin khác:

Sáp nhập thương hiệu Xi măng Vicem Sông Thao về thương hiệu Xi măng Vicem Hải Phòng ()

Đoàn giám sát về bảo vệ môi trường làm việc với Công ty Xi măng Bỉm Sơn ()

Tập đoàn Xi măng The Vissai tổ chức Hội thảo chuyên đề kỹ thuật xi măng tại Quảng Nam ()

Điểm tin trong tuần ()

Hội nghị sơ kết SXKD 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 ()

Xi măng Vicem Hạ Long tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2019 tại Đăk Nông ()

Điểm tin trong tuần ()

Vicem Hạ Long được vinh danh "Top 100 thương hiệu uy tín năm 2019" ()

Xi măng Long Sơn tổ chức chương trình Hội nghị khách hàng khu vực Bắc Quảng Nam ()

Xi măng Vicem Hải Phòng nhận bằng khen của Thành đoàn Hải Phòng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?