Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Điện Biên: Cần siết chặt bảo vệ môi trường tại các điểm khai thác vật liệu xây dựng

23/11/2020 9:06:08 AM

Hiện nay, toàn tỉnh Điện Biên có 26 điểm mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn hiệu lực (gồm 20 điểm mỏ khai thác đá; 5 điểm khai thác cát và 1 điểm khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng). Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại các điểm mỏ này đã được tăng cường. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị khai thác, sản xuất khoáng sản chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.


Xác định ý nghĩa quan trọng của bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, cấp có thẩm quyền, ngành chức năng tỉnh đã siết chặt quản lý ngay từ khâu phê duyệt các dự án, cấp phép hoạt động. Với những dự án thực hiện phương án cải tạo phục hồi môi trường chưa đảm bảo, sẽ yêu cầu chủ dự án thực hiện đầy đủ các biện pháp, kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt. Ðồng thời thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Ông Ngôn Ngọc Khuê, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, với vai trò là cơ quan thường trực, thời gian qua Sở đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định; chất lượng thẩm định ngày càng được nâng lên, sát với thực tế. Những dự án lập báo cáo chưa đạt yêu cầu được trả lại để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp công trình, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ðặc biệt là kiên quyết không xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản đối với các điểm mỏ thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định.

Giai đoạn 2017 - 2019, Sở đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt 6 báo cáo đánh giá tác động môi trường, 8 phương án cải tạo, phục hồi môi trường và thẩm định, xác nhận 2 kế hoạch bảo vệ môi trường. Cùng với đó, quản lý chặt chẽ việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Trong 3 năm, các dự án khai thác khoáng sản đã nộp hơn 1,141 tỷ đồng tiền quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến song ý thức của một số đơn vị, doanh nghiệp khai thác khoáng sản về công tác này chưa cao. Biểu hiện rõ nhất là không thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trước khi đóng cửa mỏ; chỉ tập trung khai thác mà chưa quan tâm bảo vệ môi trường.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 25 lượt điểm mỏ về việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Kết quả vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính có liên quan như: Nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền ký quỹ môi trường hoặc tiền thuê đất; sản xuất chưa đảm bảo môi trường...

Ðiển hình là đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm, kiến nghị UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với 2 đơn vị khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường vượt công suất khai thác, gây ảnh hưởng đến môi trường gồm: Công ty TNHH Lâm My tỉnh Ðiện Biên tại đội 19, xã Noong Hẹt (huyện Ðiện Biên); Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Ðầu tư công nghệ Sơn Thủy. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi đơn vị vi phạm 60 triệu đồng; yêu cầu 2 đơn vị khắc phục hậu quả và thực hiện theo đúng giấy phép khai thác và quy định về bảo vệ môi trường.
 
ximang.vn (TH/ Báo Điện Biên)

 

Các tin khác:

Điểm tin trong tuần ()

Các nhà máy xi măng gần vịnh Hạ Long sẽ dừng hoạt động vào năm 2030 ()

Rà soát nhà nhập khẩu mới trong vụ áp thuế thép Trung Quốc và Hàn Quốc ()

Xi măng INSEE hỗ trợ đồng bào miền Trung 160 triệu đồng ()

Lễ gắn biển Công trình Thanh niên Cải tạo Cầu xúc nguyên liệu dây chuyền Hoàng Thạch 1 ()

Xi măng Cẩm Phả phát động thi đua quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD năm 2020 ()

Điểm tin trong tuần ()

UBND tỉnh Bình Phước làm việc với Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 ()

Thông báo Hội thảo “Công nghệ & Vật liệu đột phá trong ngành xây dựng thời kỳ hậu Covid-19” ()

Công đoàn Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn tổ chức giao lưu văn hóa thể thao ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?