Cùng ximang.vn điểm lại những tin tức và hoạt động nổi bật của ngành xi măng trong tuần qua.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I năm nay có mức tăng 5,2%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; trong đó đối với mặt hàng xi măng và sắt thép sản lượng tiêu thụ đã tăng nhẹ và tồn kho giảm đáng kể. Theo ước tính của Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương, trong tháng 3/2014, sản lượng tiêu thụ thép quý I năm nay đạt 1,08 triệu tấn, giảm 20.500 tấn, tương đương 1,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Khác với sắt thép, sản xuất và tiêu thụ xi măng đều tăng mạnh, ước lượng xi măng sản xuất quý I năm 2014 đạt 12,7 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với cùng kỳ 2013. Theo đó, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 3 ước đạt gần 4,7 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn . Tính chung toàn quý I ước tiêu thụ nội địa đạt 10,23 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013. Giá bán xi măng tương đối ổn định.
![]()
Tiêu thụ vẫn là mục tiêu hàng đầu của ngành Xi măng trong thời điểm hiện nay.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, năm 2014, căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các chính sách đầu tư phát triển, nhu cầu xi măng năm 2014 sẽ đạt khoảng 62 - 63 triệu tấn, tăng 1,5 - 3% so với năm 2013, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5 - 49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5 - 14,0 triệu tấn.
Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu không còn xem là giải pháp tình thế như cách đây vài năm, mà đã trở thành chiến lược chính của không ít doanh nghiệp ngành xi măng. Đại diện 1 doanh nghiệp Xi măng cho biết “Lượng xi măng xuất khẩu sang các nước Campuchia, Myanmar, Lào cộng lại còn tốt hơn bán ở thị trường nội địa”.
Các đơn hàng xuất khẩu hầu như không bị sụt giảm nhưng thị trường chính vẫn phải là thị trường trong nước lại không phát triển. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân các doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc vay vốn mở rộng sản xuất dù các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay 1-2% để kích cầu.
Mặc dù lãi suất có giảm nữa nếu không kích cầu thì lãi suất có hạ nữa thì doanh nghiệp cũng không vay do bất cập trong chính sách kinh tế trước đây, nợ cũ không thanh toán, hàng không bán được nên tồn kho tăng cao hoàn trả vốn vay khó, giải ngân khó. Do vậy, cần phải kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển thì doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Khác với sắt thép, sản xuất và tiêu thụ xi măng đều tăng mạnh, ước lượng xi măng sản xuất quý I năm 2014 đạt 12,7 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với cùng kỳ 2013. Theo đó, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 3 ước đạt gần 4,7 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn . Tính chung toàn quý I ước tiêu thụ nội địa đạt 10,23 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013. Giá bán xi măng tương đối ổn định.

Tiêu thụ vẫn là mục tiêu hàng đầu của ngành Xi măng trong thời điểm hiện nay.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, năm 2014, căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các chính sách đầu tư phát triển, nhu cầu xi măng năm 2014 sẽ đạt khoảng 62 - 63 triệu tấn, tăng 1,5 - 3% so với năm 2013, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5 - 49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5 - 14,0 triệu tấn.
Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu không còn xem là giải pháp tình thế như cách đây vài năm, mà đã trở thành chiến lược chính của không ít doanh nghiệp ngành xi măng. Đại diện 1 doanh nghiệp Xi măng cho biết “Lượng xi măng xuất khẩu sang các nước Campuchia, Myanmar, Lào cộng lại còn tốt hơn bán ở thị trường nội địa”.
Các đơn hàng xuất khẩu hầu như không bị sụt giảm nhưng thị trường chính vẫn phải là thị trường trong nước lại không phát triển. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân các doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc vay vốn mở rộng sản xuất dù các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay 1-2% để kích cầu.
Mặc dù lãi suất có giảm nữa nếu không kích cầu thì lãi suất có hạ nữa thì doanh nghiệp cũng không vay do bất cập trong chính sách kinh tế trước đây, nợ cũ không thanh toán, hàng không bán được nên tồn kho tăng cao hoàn trả vốn vay khó, giải ngân khó. Do vậy, cần phải kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển thì doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh.
SJ (TH)