Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

4 dự án của cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ do thiếu vật liệu

08/06/2021 9:11:08 AM

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chậm tiến độ tại các dự án của cao tốc Bắc-Nam được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ ra là do thiếu nguồn vật liệu đất đắp thi công nền đường.

Chậm tiến độ hàng loạt dự án trọng điểm

Theo thống kê của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), tính đến hết tháng 5/2021, trong 6 dự án thành phần đầu tư công cao tốc đang triển khai thi công, ngoài hai dự án Cao Bồ - Mai Sơn (sản lượng 72,1%) và cầu Mỹ Thuận 2 (33,89%) đang đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, còn lại 4 dự án khác đều chưa đạt yêu cầu gồm: Cam Lộ - La Sơn (đạt 51,5%, chậm 4,4%), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đạt 9,1%, chậm 0,4%), Mai Sơn - QL45 (đạt 10,7%, chậm 2,2%) và Phan Thiết - Dầu Giây (đạt 6,6%, chậm 1,8%.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chậm tiến độ tại các dự án được Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông chỉ ra là do thiếu nguồn vật liệu đất đắp thi công nền đường.

4 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam đang thi công đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu nguồn vật liệu.

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT), đại diện chủ đầu tư dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết, cho biết, dự án đang thiếu đất đắp trầm trọng, thậm chí các nhà thầu sẵn sàng trả giá cao gấp đôi bình thường nhưng vẫn không có đất để mua.

Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết cần khoảng 9 triệu m3. Đến nay, các nhà thầu mới ký hợp đồng với các chủ mỏ được khoảng 1 triệu m3, điều phối đất dọc tuyến khoảng 1 triệu m3 và tận dụng đá nghiền sàng gần 1 triệu m3. Dự án hiện còn thiếu khoảng 6 triệu m3.

Thậm chí, Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex đang thi công 3 gói thầu lớn nhất tại dự án cao tốc Mai Sơn - QL45 (XL14), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (XL04), Phan Thiết - Dầu Giây (XL - 03). Đến nay nhà thầu mới ký được hợp đồng với các chủ mỏ với khối lượng chưa tới 300.000 m3, còn thiếu hơn 7 triệu m3 do không có nguồn cung.

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo báo cáo từ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổng nhu cầu về vật liệu đất đắp nền đường khoảng 72 triệu m3 gồm: Khối lượng vật liệu đất được tận dụng từ nền đào khoảng 18,5 triệu m3 và khối lượng vật liệu đắp nền đường có nhu cầu lấy từ các mỏ đất khoảng 53,5 triệu m3.

Trong khi đó, khả năng cung cấp của các mỏ đất tại địa phương có dự án đi qua theo khảo sát khoảng 164,6 triệu m3 (184 mỏ), đáp ứng nhu cầu về vật liệu đất đắp cho dự án, gồm: 85 mỏ đất đủ điều kiện khai thác và 99 mỏ đất chưa đủ điều kiện khai thác.

Qua các buổi làm việc với địa phương cho thấy, để hoàn thành các thủ tục cấp phép khai thác với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định 58/2016, thời gian từ khi cấp phép thăm dò đến khi hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác khoảng 9 - 15 tháng, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Cần cơ chế đặc thù

Nhằm tháo gỡ các khó khăn về nguồn vật liệu, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND các địa phương căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 81 Luật Khoáng sản, quyết định không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án. Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về cấp phép khai thác đối với khoáng sản.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cũng chia sẻ, Bộ GTVT liên tục làm việc với các địa phương nơi dự án đi qua để đẩy nhanh thủ tục gia hạn khai thác đối với những mỏ còn trữ lượng nhưng hết hạn khai thác và cấp phép nâng công suất cho các mỏ đang khai thác. Đồng thời, Bộ GTVT cũng làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề xuất Thủ tướng Chính phủ các cơ chế đặc thù về nguồn vật liệu đất đắp cho dự án cao tốc Bắc - Nam.

Trước đó, ngày 17/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá vật liệu xây dựng.

Văn bản nêu rõ, Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông (Dự án) đang được Bộ GTVT triển khai thực hiện với 11 dự án thành phần, tổng chiều dài 654 km, đi qua địa bàn 13 tỉnh. Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu để phục vụ thi công cho toàn dự án với khối lượng rất lớn, cụ thể: Khối lượng đất đắp khoảng 60,7 triệu m3, khối lượng đá các loại khoảng 21,5 triệu m3, cát các loại khoảng 10,8 triệu m3.

Thực tế nguồn vật liệu cung cấp cho dự án không thiếu về trữ lượng. Một số khó khăn vừa qua là do nhu cầu vật liệu tăng cao đột biến để phục vụ xây dựng dự án, thủ tục cấp phép khai thác mỏ theo quy định cần nhiều thời gian (mặc dù Bộ TN&MT đã hướng dẫn các địa phương rút ngắn thời gian và thủ tục tại văn bản nêu trên), công tác quản lý nhà nước về giá gặp nhiều khó khăn.

Xét báo cáo của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT, Bộ TN&MT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ thi công Dự án; nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá.
 
ximang.vn (TH/ Chính phủ)

 

Các tin khác:

Cảng Quốc tế Nghi Thiết - Con đường huyết mạch xuất khẩu xi măng ()

Insee tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng xung quanh nhà máy ()

Điểm tin trong tuần ()

Xi măng Long Sơn ủng hộ 2 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ()

Chủ tịch HĐTV Vicem trở thành tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng ()

Xi măng Xuân Thành hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 ()

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra giá mặt hàng thép xây dựng ()

UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị xem xét ban hành chính sách bình ổn thị trường về giá VLXD ()

SCG tặng giường giấy cho các bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang, Hải Dương ()

Bộ trưởng Công Thương đề xuất cân nhắc việc hình thành quỹ bình ổn giá thép ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?