Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Thanh Hóa: Gạch không nung vẫn chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng

12/08/2021 1:28:00 PM

Được đánh giá là loại vật liệu có nhiều ưu điểm, với nhiều những chính sách khích lệ, hỗ trợ nhất định, nhưng vật liệu xây không nung (chủ yếu là gạch không nung) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện vẫn chưa phát triển xứng tầm, người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin dùng.


Sản phẩm sau khi đưa ra thị trường đều được công bố chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng.

Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg, ngày 28/4/2010 của Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phu về tăng cường sử dụng vật liệu không nung, hạn chế sử dụng gạch đất sét nung, vật liệu không nung ra đời với những đặc tính ưu việt trong thiết kế xây dựng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm dôi dư trong khai thác, sản xuất, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm nhiên liệu than, dầu, khí, điện… được xem là bước tiến mới trong lĩnh vực xây dựng, dần thay thế cho loại gạch nung bằng đất sét.

Sở Xây dựng Thanh Hóa cho rằng, để thực hiện tốt việc phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo Chính phủ, Sở Xây dựng đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quy định, chính sách khuyến khích phát triển.

Hiện đã có 4 dự án được hỗ trợ đầu tư tại các huyện miền núi với tổng mức 12,756 tỷ đồng và 9 dự án được hỗ trợ theo Chương trình khuyến nông Quốc gia với tổng mức 1,950 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã thống nhất để Sở Xây dựng tổ chức nhiều hội nghị, phổ biến, giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung.

Tại Hội nghị báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 49 cơ sở sản xuất gạch không nung với công suất thiết kế hơn 1 triệu viên/năm, phân bổ trên 24 huyện, thị, thành phố. Sản phẩm sau khi đưa ra thị trường đều được công bố chất lượng heo quy chuẩn của Bộ Xây dựng.


Sản lượng gạch không nung giảm một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, sản lượng sản xuất, sử dụng chỉ đạt từ 25 đến dưới 40% so với công suất thiết kế. Hiện tại, sản phẩm gạch không nung trên địa bàn tỉnh phần lớn là cung cấp cho công trình, dự án vốn ngân sách Nhà nước; các công trình dân sinh chỉ chiếm tỷ lệ từ 15 - 20%. Thống kê từ Sở Xây dựng cho thấy, sản lượng sản xuất loại vật liệu này năm 2020 giảm 1,68%; sản lượng tiêu thụ giảm 6,12%. Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng gạch không nung tiếp tục giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tìm hiểu từ phía người dân, đa phần cho ra những ý kiến nhận xét về một số hạn chế như độ cứng thấp và rất dễ thấm nước, nhưng thoát lại rất lâu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong khi khí hậu miền Bắc thất thường, độ ẩm cao… nên các chủ đầu tư xây dựng vẫn lựa chọn gạch nung là chủ yếu.

Chủ một doanh nghiệp sản xuất gạch không nung cho biết, sản phẩm gạch không nung được sản xuất trên địa bàn tỉnh là loại gạch xi măng (gạch bê tông cốt liệu), nguyên liệu sản xuất gồm xi măng, đá mạt, cát vàng và phụ gia. Công nghệ sử dụng theo công nghệ ép rung và công nghệ ép tĩnh được chế tạo tại các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Tây Ban Nha.

Nói về nguyên nhân, gạch không nung vẫn chưa được người dân tin dùng, theo chủ doanh nghiệp này lý giải, phần nhiều do tâm lý tin dùng gạch truyền thống lâu nay của người dân, chưa chịu tiếp cận những đặc tính ưu việt của loại vật liệu mới.

Hiện trên thị trường nhiều loại gạch không nung sản xuất từ những công nghệ, dây chuyền thủ công, cho ra sản phẩm kém chất lượng vào thị trường làm ảnh hưởng uy tín, niềm tin của người dân vào gạch không nung

Bên cạnh đó, theo phân tích của Sở Xây dựng, hiện các dự án đầu tư sản xuất gạch không nung phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung các huyện miền xuối, các khu vực thị trấn, lân cận đô thị… mà khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế…
 
ximang.vn (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Nghệ An: Chưa đạt mục tiêu đề ra về phát triển gạch không nung ()

Chất thải nhà máy nhiệt điện, lọc dầu - Nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất gạch không nung ()

Cần thêm những chính sách cụ thể để ngành VLXKN phát triển bền vững ()

Nam Định: Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển vật liệu xây không nung ()

Ninh Bình: Sản xuất gạch không nung bằng công nghệ ép tĩnh ()

Cao Bằng: Cần có chính sách kích cầu phát triển vật liệu xây không nung ()

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung ()

Nghiên cứu sử dụng phế thải bùn vôi của nhà máy giấy để sản xuất gạch không nung ()

Khánh Hòa: Gian nan phát triển vật liệu không nung ()

Giải pháp kỹ thuật chống nứt tường xây bằng gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?