Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Tình hình thị trường xi măng 6 tháng đầu năm 2021

31/07/2021 7:56:19 AM

Những tưởng thị trường xi măng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực sau khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát. Tuy nhiên, dịch bệnh lại tái bùng phát từ cuối tháng 4 vừa qua khiến cho hàng loạt các dự án xây dựng trên địa bàn 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM tạm thời dừng thi công khiến nhu cầu tiêu thụ xi măng dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.


Theo Hiệp hội Xi măng, Việt Nam đang đứng thứ 5 Thế giới về năng lực sản xuất chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga, hiện nay sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đạt xấp xỉ 110 triệu tấn/năm.

Sản lượng sản xuất xi măng toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 51.1 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức sản lượng sản xuất cao nhất trong 5 năm gần đây và đã thực hiện được xấp xỉ 50% so với kế hoạch sản xuất cả năm (104 - 107 triêu tấn). Cụ thể là những đơn vị thuộc Tổng Công ty Vicem có sản lượng tăng 8.5% so với cùng kỳ, trong đó Vicem Hà Tiên chiếm tỷ trọng lượng sản xuất lớn nhất tăng 9.6%. Ngược lại các doanh nghiệp xi măng thuộc khối liên doanh ghi nhận mức giảm 4.6% so với cùng kỳ.


Tính đến thời điểm hiện tại có 24 dây chuyền được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.

Từ 2020 đến nay, chỉ có thêm 2 dây chuyền mới đi vào vận hành: dự án nhà máy Xi măng Tân Thắng (Nghệ An) và dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn - tại Thanh Hóa. Và đến cuối năm nay, dự kiến cũng chỉ có 1 dự án dây chuyền 4 của Xi măng Long Sơn đi vào vận hành. Ngoài ra, có 1 số dự án trong Quy hoạch ngành đã khởi công và dự kiến đi vào sau 2022 là:


Theo Hiệp Hội Xi măng, tổng sản lượng tiêu thụ 5 tháng đầu năm 2021 toàn ngành khoảng 45,83 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Trong đó, riêng sản lượng xuất khẩu khoảng 19,26 triệu tấn tăng 50%, trong khi tiêu thụ nội địa ước đạt 26,57 triệu tấn chỉ tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2020 do lĩnh vực xây dựng trong nước bị đình trệ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tái bùng phát từ cuối tháng 4.

Theo số liệu thống kê cho thấy 5 tháng đầu năm 2021 khu vực miền Nam có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng 12.2% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức trung bình cả nước 4.4%. Tồn kho cả nước trong 5 tháng còn khoảng 2.8 triệu tấn, chủ yếu là clinker tương đương từ 10 - 15 ngày sản xuất.


Trong những năm gần đây, xuất khẩu lại tiếp tục là động lực tăng trưởng của ngành xi măng. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm vượt kế hoạch, tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán. Cụ thể, nửa đầu năm 2021, ngành xi măng xuất khẩu gần 21 triệu tấn sản phẩm xi măng và clinker (gần bằng lượng xuất khẩu cả năm của năm 2017) trị giá 812 triệu USD, tăng lần lượt 27% và 32% so với cùng kỳ năm 2020.


Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến xấp xỉ 50% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker, sở dĩ xuất khẩu xi măng tăng mạnh là nhờ Trung Quốc giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng (chủ yếu vì mục đích môi trường) thay vào đó tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, xét theo từng tháng thì sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần từ tháng 4 đến nay, chủ yếu là từ nguồn xi măng xuất khẩu sang Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này đã bắt đầu thu hẹp từ tháng 5. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn đều có mức tăng tốt, ngoại trừ Đài Loan (giảm gần 80% về cả lượng và giá trị).

Về giá xi măng trong nước, thị trường ghi nhận từ tháng 4 nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng điều chỉnh tăng giá bán từ 30,000 - 40,000 VND/tấn do chi phí tăng cao và để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất.


Theo phân tích và dự báo của một số chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, tỷ suất lợi nhuận ngành xi măng có thể tiếp tục bị suy giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng. Cụ thể, trong năm 2021, công suất trong nước ước tính tăng khoảng 7 triệu tấn, tương đương 7% từ các dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Từ quý I/2021, tiêu thụ nội địa năm nay được dự báo sẽ khởi sắc và dần giải tỏa áp lực tồn kho của ngành với những điểm nhấn: (i) Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam; (ii) Việc tái khởi động các dự án bất động sản, xây dựng; (iii) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia được đẩy mạnh sau Đại hội Đảng thành công: cao ốc Bắc – Nam, đường vành đai các thành phố lớn,.. và (iv) Định hướng phát triển Ngành xây dựng trong 5 năm (2021-2025). Các chuyên viên dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5 - 7% so với năm 2020.

Tuy nhiên, đợt tái bùng phát dịch bệnh vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế, bao gồm việc đầu tư và xây dựng. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước ít nhiều cũng bị tác động. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ phục hồi vào những tháng cuối năm 2021 bằng việc tiến hành các công trình xây dựng cở hạ tầng  ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát.

ximang.vn (TH/ DLKT VN)

 

Các tin khác:

Các nhà sản xuất thay đổi chiến lược sản phẩm ứng phó Covid-19 ()

6 tháng: Xuất khẩu xi măng tiếp tục tăng vượt dự báo ()

Lợi thế cạnh tranh lớn cho các nhà máy xi măng sở hữu mỏ đá vôi ở miền Nam ()

Cảnh báo rủi ro xuất khẩu xi măng khi quá phụ thuộc Trung Quốc ()

Xuất khẩu xi măng đối mặt vấn đề chống bán phá giá ở thị trường Philippines ()

Tháng 5: Sản lượng tiêu thụ xi măng đạt khoảng 10,79 triệu tấn ()

Tháng 4: Toàn ngành tiêu thụ khoảng 10,41 triệu tấn xi măng và clinker ()

Tình hình tiêu thụ xi măng tại các vùng miền ()

Thị trường xi măng tiếp tục ổn định, phát triển tốt ()

Quý I: Tiêu thụ xi măng và clinker đạt 22,31 triệu tấn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?