Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Trung Quốc chuẩn bị cho ngành Xi măng tiếp cận sâu hơn với thị trường carbon

24/09/2024 9:17:15 AM

» Trong khi giao dịch khí thải tại Trung Quốc hiện chỉ giới hạn trong lĩnh vực điện, quốc gia này đang chuẩn bị mở rộng thị trường carbon cho các ngành công nghiệp như xi măng, thép và nhôm. Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc muốn bổ sung thêm nhiều ngành công nghiệp phát thải lớn vào chương trình giao dịch khí thải carbon (ETS) vào cuối năm 2024.

Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, bằng cách bổ sung thêm các ngành công nghiệp này, số lượng khí nhà kính trên sàn giao dịch sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng khí thải của Trung Quốc, nhiều hơn tổng lượng khí thải của Hoa Kỳ. Việc mở rộng ETS của Trung Quốc sẽ có thêm khoảng 1.500 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Bước đi đầu tiên

ETS tại Trung Quốc sẽ được mở rộng trước tiên bằng cách cho các nhà sản xuất làm quen với hệ thống này trong giai đoạn 2024 - 2026. Đồng thời cải thiện quy trình quản lý và chất lượng của dữ liệu, số liệu khí thải trong khi giảm hạn ngạch phân bổ cho các doanh nghiệp từ năm 2027. Đây sẽ là một tiêu chuẩn về hiệu quả giao dịch. Ban đầu, một mức hạn ngạch carbon cơ bản sẽ được phân bổ miễn phí cho các doanh nghiệp.

Điều quan trọng là không có giới hạn trên về hạn ngạch trong giai đoạn 2024 - 2026. Do đó, các doanh nghiệp tham gia ETS của Trung Quốc không chịu nhiều áp lực phải cắt giảm khí thải nhà kính (GHG) ngay lập tức. Mục tiêu của chương trình là mở rộng thông tin thị trường và bắt kịp các chương trình giao dịch carbon hoàn thiện hơn như mô hình tại châu Âu. Quy mô ETS của Trung Quốc hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp sản xuất phát thải ra 4,5 tỷ tấn CO, so với quy mô ETS của EU có giới hạn là 1,6 tỷ tấn CO vào năm 2021.

Cải tạo và chuyển đổi

Theo Ủy ban Cải cách và Kế hoạch Phát triển Quốc gia, từ năm 2024 - 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm 3 triệu tấn khí thải CO bằng cách cải tạo thiết bị trong ngành Xi măng. Quốc gia này đặt mục tiêu cắt giảm tương đương 5 triệu tấn than sử dụng trong sản xuất xi măng trong giai đoạn 2024 - 2025.


Trong một kế hoạch được công bố vào đầu năm, Trung Quốc tuyên bố rằng, một nửa công suất sản xuất clinker tại các khu vực trọng điểm của nước này sẽ hoàn thành quá trình chuyển đổi phát thải cực thấp vào cuối năm 2025, để kiểm soát ô nhiễm không khí. Hơn nữa, đến năm 2028, khoảng 80% tổng công suất sản xuất clinker của Trung Quốc sẽ được chuyển đổi hoàn toàn.

Giảm dần cường độ carbon

ETS của Trung Quốc cho đến nay có tác động tối thiểu đến lượng khí thải CO chủ yếu là do các yếu tố như nguồn cung cấp hạn ngạch lớn, Shan Xinyi, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho biết.

Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sẽ tăng cường các ưu đãi sau năm 2026 bằng cách giảm số lượng hạn ngạch miễn phí và thúc đẩy hoạt động thị trường. Sẽ giảm dần các chuẩn mực về cường độ carbon, đưa thêm nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hơn vào thị trường này và tăng dần nhu cầu về hạn ngạch carbon, sau đó là quy định giá giao dịch, Jingwei Jia, Phó Giám đốc của Sustainable Fitch tại Hồng Kông cho biết.

Do đó, ETS của Trung Quốc sẽ chỉ có hiệu quả trong việc giải quyết lượng khí thải carbon khi giới hạn hạn ngạch khí thải được đưa ra và giá khí thải carbon bắt đầu tăng. Theo báo cáo của Bộ Sinh thái và Môi trường, đến cuối năm 2023, khối lượng giao dịch tích lũy của các hạn ngạch phát thải carbon trong ETS của Trung Quốc đạt 4.433 triệu tấn, với tổng giá trị giao dịch là 24,92 tỷ CNY (3,49 tỷ USD). Trong giai đoạn 2026 - 2034, Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm 13,3% lượng khí thải nhà kính GHG, so với mức giảm chỉ 3,6% trong giai đoạn 2022 - 2026.

Việc để Trung Quốc có thể tiếp cận thị trường ETS hiệu quả, buộc các nhà sản xuất xi măng và các ngành công nghiệp nặng khác phải giảm lượng khí thải carbon là rất cần thiết để nước này đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Văn Vượng (dịch từ cemnet.com)

 

Các tin khác:

Cemex ra mắt dòng xi măng chống thấm nước mới ()

Sản lượng sản xuất xi măng của Trung Quốc trong tháng 8 giảm mạnh ()

Tháng 8: Tiêu thụ xi măng của Iran khoảng 4,78 triệu tấn ()

Ấn Độ áp thuế đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam ()

Ngành Xi măng Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn ()

Ngành Xi măng Ấn Độ chi 15 tỷ USD vào đầu tư dài hạn ()

Thị trường xi măng của Peru sụt giảm trong tháng 7 ()

Lợi nhuận của Holcim tăng trưởng đạt kỷ lục trong nửa đầu năm 2024 ()

Nhà sản xuất gạch di động từ phế thải xây dựng ()

Áp lực đảm bảo các nguồn nhiên liệu thay thế tại EU ngày càng cao ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?