Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

06/08/2020 10:50:10 AM

Ngày 5/8, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp bàn đánh giá nguyên nhân giá vật liệu cao, đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát giá vật liệu trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp có các đồng chí lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo và phòng chuyên môn UBND các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.


Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay cả tỉnh có 8 giấy phép khai thác cát, sỏi còn hiệu lực, với tổng công suất khai thác là 249.500 m3/năm, hàng năm cung ứng sản lượng cát, sỏi khoảng hơn 250.000 m3/ năm. Trong đó có 2 mỏ cát, sỏi đồi hoạt động sản xuất ổn định; 6 mỏ cát, sỏi lòng sông khai thác với công suất khai thác nhỏ 2.000 – 8.000 m3/năm, hoạt động khai thác không ổn định, sản lượng khai thác hàng năm thấp, có 3 giấy phép đang thông báo tạm dừng hoạt động.

Dự báo nhu cầu cát, sỏi làm vật liệu xây dựng (VLXD) giai đoạn 2015 - 2020 là 450.000 - 650.000 m3/ năm, nhu cầu sử dụng cát trên địa bàn tỉnh tăng cao, nhất là trong những năm gần đây, trong khi đó nguồn cung cấp trên địa bàn thấp chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu đá làm VLXD giai đoạn 2015 - 2020 là 664.000 - 826.000 m3/ năm. Thực tế hiện trạng khai thác tính đến tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh có 37 mỏ đá là vật liệu xây dựng thông thường đang được cấp phép hoạt động khai thác, trong đó có 29 mỏ đang hoạt động khai thác sản xuất, 8 mỏ đang dừng hoạt động, trả lại Giấy phép, đang thực hiện đóng cửa mỏ, tổng công suất của 29 mỏ đang hoạt động là 355.000 m3/năm.

Sở Xây dựng đã rà soát đánh giá, so sánh giá vật liệu xây dựng của tỉnh Cao Bằng  với một số tỉnh lân cận và đề xuất biện pháp kiểm soát giá vật liệu trên thị trường phù hợp với điều kiện của tỉnh: Đề nghị UBND tỉnh sớm triển khai quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo Luật quy hoạch để tích hợp nội dung quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường vào quy hoạch chung của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khuyến khích các nhà đầu tư bổ sung cam kết ổn định giá bán vật liệu xây dựng thông thường trong thời gian thực hiện dự án; sớm triển khai các mỏ vừa được bổ sung vào quy hoạch như các mỏ cát đồi, đá tại các huyện để tăng nguồn cung cho thị trường…

Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá nguyên nhân cụ thể dẫn đến giá vật liệu xây dựng của tỉnh cao hơn một số tỉnh lân cận như: Do địa hình chia cắt, giao thông một số huyện, xã chưa thuận lợi, gây khó khăn cho việc vận chuyển, công nghệ, kỹ thuật, quy mô khai thác chế biến chưa đạt hiệu quả cao, chưa cân đối, bố trí số lượng mỏ được quy hoạch cấp phép hoạt động khoáng sản; biện pháp tác động điều chỉnh giá chưa đảm bảo khách quan, chủ động của các bên liên quan để hình thành giá vật liệu công khai; một số quy định không khả thi, còn chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn. Để giảm giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cần bổ sung mỏ khai thác mới vào quy hoạch; tăng quy mô khai thác khoáng sản; có giải pháp điều chỉnh chủ trương đầu tư; đảm bảo tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo cho rằng cần thực hiện mục tiêu giảm giá vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu các công trình của tỉnh và của người dân. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng, các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung các mỏ đá có quy mô lớn, có địa điểm phân bố hợp lý vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong thời gian tới; đồng thời nghiên cứu bổ sung tiêu chí về quy mô khai thác đối với các mỏ đá đề xuất bổ sung quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để hạn chế tình trạng khai thác nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả.  Xác định các quy hoạch trên cơ sở dự báo nhu cầu đầu tư; tính toán, bổ sung thêm nhu cầu các dự án lớn của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực kê khai, công khai, niêm yết giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
 
ximang.vn (TH/ CTT Cao Bằng)

 

Các tin khác:

Malaysia điều tra chống bán phá giá thép không gỉ Việt Nam ()

Điểm tin trong tuần ()

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem được giao thêm nhiệm vụ ()

Hòa Bình: Khảo sát vị trí xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Vicem Hoàng Mai ra mắt sản phẩm xi măng mới MAXPRO ()

Vicem Hoàng Thạch tổ chức Hội nghị Biểu dương Điển hình Tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020 ()

Xi măng Long Sơn thăm hỏi và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng năm 2020 ()

Điểm tin trong tuần ()

Vicem Hà Tiên hỗ trợ 2.000 tấn xi măng cho Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2020 ()

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Cần Thơ 2020 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?