Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Thị trường vật liệu xanh tại Huế khá trầm lắng

29/09/2015 10:37:10 AM

Hiện nay, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành một xu thế tất yếu trong ngành xây dựng nhằm hướng đến bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động khiến thị trường vật liệu xanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn khá trầm lắng.

Mới sử dụng ở các công trình công

Vật liệu xanh được hiểu một cách đơn giản là những loại vật liệu góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực vào môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, xây dựng và cả khi phá dỡ công trình. Có thể kể một số vật liệu xanh trong xây dựng như: tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, xi măng xanh, gạch ốp lát tái chế, gạch không nung từ đất và phế thải...

Bàn về xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng hiện nay, ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho hay, sử dụng vật liệu xanh nói chung và vật liệu xanh trong ngành xây dựng nói riêng đồng nghĩa với việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu. Điển hình như sử dụng vật liệu không nung (VLKN). Do không dùng đất sét làm nguyên liệu nên góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Quá trình sản xuất không qua công đoạn nung giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.



Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, phòng hỏa hoạn, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc, kích thước khác nhau, nâng cao hiệu quả kiến trúc. Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư nhìn chung thấp hơn vật liệu nung. Ngoài ra, việc sử dụng VLKN còn giúp tiêu thụ phế thải các ngành khác như: nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng…

Theo tìm hiểu, hiện nay có khá nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vật liệu không nung vào xây dựng. Trong đó, các công trình có vốn Nhà nước hầu hết đều đã sử dụng vật liệu không nung, một số công trình tư nhân cũng bắt đầu sử dụng đúng như lộ trình của Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 28/8/2013 và Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2013.

Ông Hoàng Thiện, Giám đốc Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế chia sẻ, từ đầu năm đến nay, những công trình của Nhà nước do Ban Đầu tư và Xây dựng làm chủ đầu tư đều đã sử dụng vật liệu không nung theo đúng quy định. Hiện nay, có trên 10 công trình do Ban quản lý đang sử dụng vật liệu không nung.

Còn tại các công trình tư nhân, vật liệu không nung cũng bắt đầu được sử dụng. Công trình nhà ở của ông Phan Văn Vĩnh, 45 Trương Thiều, thị trấn Thuận An sử dụng VLKN trong xây dựng, ông Vĩnh cho biết, sau gần 4 năm sử dụng VLKN trong xây dựng mới thực sự thấy được lợi ích của loại vật liệu này. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi sử dụng 50m3 gạch không nung giúp tiết kiệm rất lớn chi phí nhân công, nhà được cách âm, cách nhiệt rất tốt, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp.

Chưa chiếm lĩnh thị trường

Mặc dù ở nhiều tỉnh thành khác, vật liệu xanh được các công trình tư nhân, Nhà nước sử dụng khá nhiều bởi những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, các chủ đầu tư, các đại lý vật liệu xây dựng lớn mới chỉ biết đến bê tông nhẹ của công ty TNHH Trường An và gạch block của Công ty Cổ phần Long Thọ. Còn những vùng nông thôn, vật liệu không nung, bê tông nhẹ hay gạch block vẫn là một khái niệm khá xa lạ.

Tiến hành cuộc khảo sát nhỏ tại các đại lý chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (TP Huế), nơi tập trung đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, khi được hỏi có kinh doanh các loại vật liệu xanh hay không, hầu hết các đại lý đều lắc đầu.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mới đa dạng các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường còn như ở Huế, người dân chưa quen với việc sử dụng vật liệu xanh. Những loại vật liệu xanh như: gạch block, gạch bê tông nhẹ, tôn lợp sinh thái... đều có mức giá khá cao so với những loại vật liệu thông thường khác. Đó là lý do khiến thị trường Huế chưa mặn mà với những loại vật liệu xanh. Do không có nhu cầu nên chúng tôi không dám mạo hiểm đặt mua những loại vật liệu trên, chủ một cửa hàng vật liệu cho hay.

Đọc và tìm hiểu nhiều về vật liệu xanh trên báo, đài, chị Hồ Thị Lan, đường Bùi Thị Xuân, TP Huế quyết định sử dụng gạch nhẹ, gạch ốp lát tái chế và tấm lợp sinh thái để xây dựng ngôi nhà của mình. Nhưng để làm được điều này không hề đơn giản. Chị Lan cho biết, nghe nhiều người nói tấm lợp sinh thái, gạch ốp lát tái chế trên địa bàn tỉnh rất ít đơn vị cung ứng, thậm chí không có. Ban đầu tôi cũng không tin lắm, nhưng khi tự mình đi liên hệ với các đại lý vật liệu để tìm hiểu quả đúng như vậy. Tôi đành liên hệ với một đại lý ở Đà Nẵng nhưng chi phí vận chuyển quá cao. Vậy là tôi đành gác lại ý định sử dụng vật liệu xanh để xây dựng nhà ở.

Sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng đã và đang góp phần bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, để đưa vật liệu này đến gần hơn với người tiêu dùng cần sự vào cuộc của rất nhiều ngành, chính quyền địa phương và cả người dân. Trong đó, khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng để họ hiểu, biết về các sản phẩm này là điều rất quan trọng.

Ông Nguyễn Đại Viên cho biết, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các quy định cũng như khuyến khích người dân sử dụng loại vật liệu này. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều công trình của Nhà nước và tư nhân sử dụng gạch không nung. Về phía Sở cũng đã tiến hành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các quy định về sản xuất, sử dụng gạch không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định thiết kế công trình, chúng tôi luôn chú ý khuyến khích chủ đầu tư sử dụng vật liệu xanh cho công trình.

Quỳnh Trang (TH/ Báo TT. Huế)

 

Các tin khác:

Tuyên Quang: Xây dựng và giới thiệu mô hình sản xuất gạch không nung ()

Hà Nội: Đẩy mạnh sử dụng gạch không nung trong công trình xây dựng ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng hiệu quả VLXKN trong các công trình xây dựng ()

Tuyên Quang: Khuyến khích phát triển gạch không nung ()

Cần có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất VLXKN ()

Hải Dương: Từ năm 2016 bắt buộc 100% công trình ngân sách sử dụng gạch không nung ()

Đồng Nai: Vật liệu không nung khó tiếp cận công trình xây dựng ()

Tìm hướng đi mới cho vật liệu thân thiện môi trường ()

Điện Biên: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

Quảng Nam: Tăng cường sử dụng VLXKN và giảm dần sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?