Để tạo điều kiện cho phát triển gạch không nung, cùng với Quyết định 398/QĐ-UBND, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã có văn bản số 2555/UBND-XD ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh, trong đó khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng không nung chủng loại xi măng cốt liệu công suất từ 5 - 10 triệu viên/năm.
Theo Quyết định 398/QĐ-UBND tỉnh ngày 21/10/2013, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh chấm dứt hoạt động sản xuất gạch nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sau thời hạn trên, các cơ sở phải chuyển đổi sang công nghệ lò tuynel hoặc chuyển sang sản xuất gạch không nung.
Mặt khác, kể từ ngày 1/11/2013, các công trình xây dựng thuộc diện bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 2 Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngay từ khi quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với một số công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Đối với các công trình xây dựng của Nhà nước trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 100% bắt buộc phải sử dụng các loại gạch không nung, gạch tuynel, địa bàn các huyện phải có tỷ trọng này phải trên 50%. Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015 của tỉnh, gạch không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020, trong đó gạch xi măng cốt liệu chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
![]()
Nhờ có các quy định cũng như các cơ chế khuyến khích, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 doanh nghiệp đang tham gia đầu tư 7 dây chuyền sản xuất gạch không nung theo quy mô công nghiệp. Tổng công suất các dây chuyền sản xuất gạch không nung trên địa bàn hiện ở mức 60 triệu viên/năm. Theo tính toán của Sở Xây dựng thì hiện gạch không nung đáp ứng 30-40% nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Một điểm chung là các dự án tập trung vào sản phẩm gạch xi măng cốt liệu với mức đầu tư trung bình từ 4 - 8 tỷ đồng/dây chuyền.
Ông Hà Văn Ca, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Viên Châu cho biết, Công ty hiện là một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất gạch không nung. Dự án sản xuất gạch không nung của Công ty có công suất 20 triệu viên/năm được chia thành 2 giai đoạn. Hiện công ty đã thực hiện xong giai đoạn I với công suất 10 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tư trên 8 tỷ đồng.
Để gạch không nung sớm tiếp cận với các công trình xây dựng trên địa bàn, Công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký chất lượng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn nằm trong danh mục vật liệu xây dựng tham gia xây dựng các công trình của tỉnh. Thời gian tới công ty đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để có thể đưa gạch không nung tham gia vào các công trình của người dân. Về chiến lược đầu tư kinh doanh, Nhà máy đã có kế hoạch đầu tư tiếp giai đoạn 2 nâng công suất 20 triệu viên/năm. Tuy nhiên, thời điểm đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh sau khi dây chuyền đi vào sản xuất ổn định, bảo đảm sự an toàn nhưng không bỏ qua cơ hội.
Cũng như Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Viên Châu, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng cũng đã tham gia sản xuất gạch không nung bằng lợi thế sẵn có về mặt bằng, tiềm lực vốn và thương hiệu mạnh sản xuất bê tông tươi. Hiện công ty đã đầu tư 2 cơ sở, có tổng công suất từ 5-15 triệu viên/năm, trong đó có 1 dây chuyền sản xuất tại huyện Lâm Bình và 1 dây chuyền tại huyện Sơn Dương. Công ty đang chuẩn bị đầu tư thêm 1 cơ sở với công suất 10 - 15 triệu viên/năm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, các doanh nghiệp đều ghi nhận chiến lược phát triển vật liệu xây dựng không nung là một cơ hội tốt để thử nghiệm, nhất là khi có được chủ trương lớn từ Chính phủ, Bộ Xây dựng và những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cụ thể của tỉnh. Có thể thấy rằng, chủ trương phát triển vật liệu xây dựng không nung đã và đang đi vào cuộc sống bằng những bước đi đầu tiên nhiều kỳ vọng nhưng khá thận trọng. Sản phẩm gạch không nung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đã bảo đảm tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp, nhưng nhược điểm là trọng lượng lớn, ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Đây cũng là yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh khi mà cước vận tải chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Mặt khác, kể từ ngày 1/11/2013, các công trình xây dựng thuộc diện bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 2 Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngay từ khi quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với một số công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Đối với các công trình xây dựng của Nhà nước trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 100% bắt buộc phải sử dụng các loại gạch không nung, gạch tuynel, địa bàn các huyện phải có tỷ trọng này phải trên 50%. Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015 của tỉnh, gạch không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020, trong đó gạch xi măng cốt liệu chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Khu vực tập kết gạch không nung của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Viên Châu, TP. Tuyên Quang.
Nhờ có các quy định cũng như các cơ chế khuyến khích, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 doanh nghiệp đang tham gia đầu tư 7 dây chuyền sản xuất gạch không nung theo quy mô công nghiệp. Tổng công suất các dây chuyền sản xuất gạch không nung trên địa bàn hiện ở mức 60 triệu viên/năm. Theo tính toán của Sở Xây dựng thì hiện gạch không nung đáp ứng 30-40% nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Một điểm chung là các dự án tập trung vào sản phẩm gạch xi măng cốt liệu với mức đầu tư trung bình từ 4 - 8 tỷ đồng/dây chuyền.
Ông Hà Văn Ca, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Viên Châu cho biết, Công ty hiện là một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất gạch không nung. Dự án sản xuất gạch không nung của Công ty có công suất 20 triệu viên/năm được chia thành 2 giai đoạn. Hiện công ty đã thực hiện xong giai đoạn I với công suất 10 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tư trên 8 tỷ đồng.
Để gạch không nung sớm tiếp cận với các công trình xây dựng trên địa bàn, Công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký chất lượng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn nằm trong danh mục vật liệu xây dựng tham gia xây dựng các công trình của tỉnh. Thời gian tới công ty đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để có thể đưa gạch không nung tham gia vào các công trình của người dân. Về chiến lược đầu tư kinh doanh, Nhà máy đã có kế hoạch đầu tư tiếp giai đoạn 2 nâng công suất 20 triệu viên/năm. Tuy nhiên, thời điểm đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh sau khi dây chuyền đi vào sản xuất ổn định, bảo đảm sự an toàn nhưng không bỏ qua cơ hội.
Cũng như Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Viên Châu, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng cũng đã tham gia sản xuất gạch không nung bằng lợi thế sẵn có về mặt bằng, tiềm lực vốn và thương hiệu mạnh sản xuất bê tông tươi. Hiện công ty đã đầu tư 2 cơ sở, có tổng công suất từ 5-15 triệu viên/năm, trong đó có 1 dây chuyền sản xuất tại huyện Lâm Bình và 1 dây chuyền tại huyện Sơn Dương. Công ty đang chuẩn bị đầu tư thêm 1 cơ sở với công suất 10 - 15 triệu viên/năm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, các doanh nghiệp đều ghi nhận chiến lược phát triển vật liệu xây dựng không nung là một cơ hội tốt để thử nghiệm, nhất là khi có được chủ trương lớn từ Chính phủ, Bộ Xây dựng và những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cụ thể của tỉnh. Có thể thấy rằng, chủ trương phát triển vật liệu xây dựng không nung đã và đang đi vào cuộc sống bằng những bước đi đầu tiên nhiều kỳ vọng nhưng khá thận trọng. Sản phẩm gạch không nung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đã bảo đảm tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp, nhưng nhược điểm là trọng lượng lớn, ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Đây cũng là yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh khi mà cước vận tải chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Quỳnh Trang (TH)