Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Tìm hướng đi mới cho vật liệu thân thiện môi trường

24/08/2015 2:10:20 PM

Không lâu nữa, gạch, ngói nung truyền thống sẽ bị “khai tử” để nhường chỗ cho sản phẩm vật liệu xanh - vật liệu không nung (VLKN). Tuy nhiên, người tiêu dùng tại vùng Đông Nam bộ vẫn còn rất e dè với loại vật liệu mới này. Và những đơn vị tiên phong SX cũng chật vật trong việc tìm đầu ra.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai cho rằng, việc sử dụng loại VLXD không nung trong xây dựng trên địa bàn tỉnh thời điểm này vẫn còn hạn chế. Chỉ các công trình có vốn ngân sách mới sử dụng loại vật liệu này. Điển hình là công trình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới, Văn phòng Sở Xây dựng và một số công trình khác.

Theo quy định, các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách từ năm 2014 trở đi, đặc biệt là xây dựng trường học, bệnh viện sẽ phải sử dụng tối thiểu 30% loại vật liệu không nung để xây dựng. Tuy nhiên, để loại vật liệu này phát triển tốt hơn trong thời gian tới, cần phải có sự hỗ trợ tích cực hơn từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể như tạo điều kiện về mặt bằng cho các nhà sản xuất, nguồn vốn ưu đãi…



Theo Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Văn Tới, các nhà máy VLKN ra đời vào lúc kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy thoái, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng; nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về sản phẩm VLKN còn chưa đầy đủ.  Việc thay đổi thói quen sử dụng gạch đất sét nung truyền thống của người dân cũng không dễ thực hiện trong một sớm, một chiều. Hơn nữa, tình hình xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến nhằm hạn chế dần loại vật liệu nung truyền thống tại các địa phương còn chậm, dẫn đến sản lượng gạch đỏ còn nhiều. Một trở ngại khá lớn khiến việc phổ biến vật liệu không nung gặp khó là kỹ thuật thi công VLKN, chủ yếu là gạch không nung, nhất là gạch bê tông khí chưng áp (ACC), đòi hỏi quy trình phức tạp hơn rất nhiều so với gạch nung truyền thống.

Anh Lý Văn Minh, một thợ hồ với gần 15 năm trong nghề ở TP Biên Hòa chia sẻ, gạch không nung thật sự rất khó xây, nhất là với những người thợ tay ngang thì càng khó hơn. Vì hai biên viên gạch có diện tích nhỏ nên việc xây trát vữa đòi hỏi phải chỉnh chu. Riêng đối với gạch ACC thì lại càng không khác gì sự đánh đố. Muốn thao tác thuần thục, ngoài kỹ thuật, người thợ phải có đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chuyên dụng.

Như vậy, để chinh phục thị trường và được người tiêu dùng đón nhận, còn rất nhiều việc phải làm đối với VLKN. Bởi ngay cả rất nhiều thợ hồ, thậm chí nhà thầu cũng chưa hình dung hết sự phong phú của chủng loại VLKN; dụng cụ thi công và những cách thức thi công khác nhau khi sử dụng VLKN. Hơn nữa, hiện các chính sách đỡ đầu cho loại vật liệu này vẫn còn khá mỏng. Do đó, cần có nhiều hơn các chính sách hỗ trợ cho VLKN như quy định chi tiết hơn nữa về sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng; chính sách tuyên truyền về lợi ích khi dùng VLKN; làm thế nào để hạ giá sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng… Có như vậy, lộ trình “khai tử” gạch nung và thay bằng VLKN mới đạt hiệu quả.

Bích Ngọc (TH)

 

Các tin khác:

Điện Biên: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

Quảng Nam: Tăng cường sử dụng VLXKN và giảm dần sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung ()

Hà Tĩnh cần phải có hướng đi mới trong sản xuất vật liệu xây không nung ()

Lâm Đồng: Đẩy mạnh phát triển sản xuất gạch không nung ()

Kon Tum: Triển khai kế hoạch phát triển vật liệu không nung ()

Hà Tĩnh: Thách thức phát triển vật liệu không nung ()

Quảng Ninh: Tiêu thụ gạch không nung gặp nhiều hạn chế ()

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Thanh Hóa đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

Thị trường tiêu thụ vật liệu xây không nung tại Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?