Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Đắk Nông: Thực hiện lộ trình phát triển vật liệu xây không nung thiếu đồng bộ

19/05/2015 2:55:58 PM

Từ năm 2013, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 350/QĐ-UBND tỉnh kèm theo kế hoạch thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa lò gạch đất sét nung thủ công. Tuy nhiên, việc thực hiện lộ trình này sẽ rất khó nếu ngay từ bây giờ, các cấp, ngành, địa phương không vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 91 lò gạch đất sét nung, trong đó có 85 lò thủ công, 4 lò đứng liên tục và 2 lò tuynel. Những lò gạch này đang cung cấp sản phẩm gạch chủ yếu cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2013, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã rà soát để từng bước chuyển những lò gạch thủ công sang công nghệ lò tuynel hoặc công nghệ tiên tiến khác bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường theo lộ trình.

Cụ thể, theo kế hoạch, các lò thủ công ở xã Nam Đà (Krông Nô), xã Trúc Sơn, và Tiểu khu 501, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) thì đến hết năm 2013 phải chuyển đổi sang công nghệ lò tuynel hoặc công nghệ tiên tiến; các lò liên tục kiểu đứng tại Tiểu khu 501, thị trấn Ea T’ling và xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đến hết năm 2015 phải chuyển sang lò tuynel hoặc phải ngưng hoạt động; các lò thủ công ở xã Quảng Phú, Đắk Sô (Krông Nô), xã Quảng Sơn (Đắk Glong) vào  năm 2017 phải cơ bản được xóa và đến năm 2020, ngoài lò tuynel, tất cả các lò gạch đất sét nung phải xóa để thay thế vật liệu xây không nung.

Lộ trình đưa ra là vậy nhưng đến nay, phần lớn các lò thủ công vẫn đang hoạt động chứ chưa được xóa hoặc chuyển đổi theo kế hoạch. Nguyên nhân một phần là do nhu cầu sử dụng gạch đất sét nung đang phổ biến, trong khi các loại gạch không nung lại chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường.

Mặt khác, nhiều chủ lò cho biết, nếu phải chuyển đổi hoặc xóa bỏ, Nhà nước cũng phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhất định về vốn, giải quyết việc làm cho lao động... Từ đây, nhiều địa phương mặc dù triển khai chủ trương xóa lò gạch thủ công nhưng chưa thực sự quyết liệt.


Nhiều  cơ sở sản xuất gạch đất sét nung thủ công tại Chư Jút vẫn chưa cải tiến, chuyển đổi theo lộ trình.

Trong khi đó, theo Bộ Xây dựng thì Đắk Nông là tỉnh có nhu cầu tiêu thụ gạch xây không lớn, nhưng lại có nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây không nung phong phú. Giá trị đầu tư cho một dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung khá thấp, thời gian đầu tư ngắn nên khả năng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này để thay thế gạch đất sét nung ở Đắk Nông theo lộ trình chung là tương đối thuận lợi.

Trên thực tế, từ năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã có 2 hộ gia đình sản xuất gạch xi măng cốt liệu với kích thước 28x18x12 (còn gọi là gạch bọc bê tông hoặc gạch tablo) tại xã Thuận Hạnh (Đắk Song) và xã Đắk Búk So (Tuy Đức) với công suất 5 triệu viên/năm.

Mặc dù rất được quan tâm nhưng đến nay, hai hộ gia đình này sản xuất vẫn cầm chừng do nhu cầu sử dụng thấp vì kích thước lớn và nặng nên khó thi công. Mặt khác, chất lượng gạch không cao nên chỉ chủ yếu xây tường rào và công trình phụ.

Đến năm 2013, Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Nam Nhân cũng đã xây dựng nhà máy gạch không nung chất lượng cao tại thôn 3 xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) với công suất 15 triệu viên/năm. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính nên quá trình xây dựng bị kéo dài đến tháng 7/2014 mới bắt đầu đi vào chạy thử.

Đến nay, mặc dù đã đi vào hoạt động ổn định nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng hơn 10% nhu cầu gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Mặc dù thời gian qua, tỉnh cũng đã khuyến khích hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư sản xuất gạch không nung nhưng rất ít dự án được triển khai.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về thị trường gạch không nung trên địa bàn tỉnh chưa cao nên ít doanh nghiệp mạo hiểm bỏ vốn để đầu tư. Thậm chí, nhiều sản phẩm gạch không nung đã được Nhà nước công nhận đảm bảo chất lượng xây dựng các công trình nhưng tâm lý người dân hiện vẫn thích sử dụng gạch đất sét nung truyền thống.

Để thực hiện lộ trình sử dụng vật liệu gạch không nung thay thế gạch đất sét nung, Sở Xây dựng đã có văn bản quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu không nung theo lộ trình.

Cụ thể, các công trình có vốn Nhà nước tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung. Đến hết năm 2015, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung và sau năm 2015 phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn đến hết năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số thể tích khối vật liệu xây... Đây được xem là một trong những yêu cầu, điều kiện bắt buộc trong quá trình thẩm tra, quyết toán vốn, chỉ trừ những công trình đặc thù đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Theo ông Nguyễn Thiện Thanh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thì việc đưa vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Nhà nước. Tuy nhiên, để thay đổi tư duy, thói quen truyền thống thì trước hết, các cơ quan Nhà nước phải tiên phong, nghiêm túc thực hiện. Bởi vì, tuy chưa có nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh, vật liệu này cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng đối với các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước theo lộ trình đề ra.

Từ cơ quan Nhà nước, ngoài việc tiếp tục kêu gọi, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực này, các cấp, ngành cũng phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng gạch không nung trong xây dựng công trình. Có như vậy, kế hoạch xóa các lò gạch đất sét nung thủ công vào cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh mới mong thực hiện được.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Bình Định: Phát triển vật liệu không nung còn nhiều gian nan ()

TT Huế: Phát triển vật liệu không nung còn gặp nhiều vướng mắc ()

Bình Định hiện có 16 dự án sản xuất gạch không nung ()

Từ năm 2015 Bình Định triển khai lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung ()

Phát triển gạch không nung gặp nhiều hạn chế do thói quen người tiêu dùng ()

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp tại Việt Nam ()

Đồng Nai: Vật liệu xanh chưa có chỗ đứng trên thị trường ()

Khó khăn, thách thức trong việc triển khai sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp tại Việt Nam ()

Sở Xây dựng Đồng Nai tổ chức hướng dẫn sử dụng vật liệu xây không nung ()

Thực trạng sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp ở Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?