Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Xi măng bền sun phát (P4)

24/02/2016 2:15:34 PM

(ximang.vn) Nước chứa các muối khác nhau có thể tác dụng lên đá xi măng và bê tông, phần lớn là nước biển và nước ngầm, nước của các xí nghiệp hoá học. Ảnh hưởng của chúng lên tuổi thọ của bê tông phụ thuộc vào bản chất của các chất chứa trong nước. Hàm lượng sun phát trong nước ngầm và nước công nghiệp dao động trong khoảng rộng. Nếu vượt quá 1500mg/l (tính chuyển thành SO42-) thì tuổi thọ của bê tông và bê tông cốt thép trong trường hợp này chỉ có thể được đảm bảo bằng cách sử dụng các xi măng bền sun phát đặc biệt. 

>> Xi măng bền sun phát (P1)

>> Xi măng bền sun phát (P2)
>> Xi măng bền sun phát (P3)
>> Xi măng bền sun phát (P5)
>> Xi măng bền sun phát (P6)
>> Xi măng bền sun phát (P7)
>> Xi măng bền sun phát (P8)


1.2.5. Sự tác dụng của các chất khác lên đá xi măng:

Các muối như NaCl, KCl, CaCl2 không gây ra ảnh hưởng đáng kể lên đá xi măng ở điều kiện đóng rắn bình thường. Nhưng CaCl2 nồng độ cao thì xâm thực, sự phá huỷ xảy ra khi tương tác đồng thời lên đá xi măng của các dung dịch của các muối này và băng giá. Ngoài ra, các clorit thấm vào các chi tiết bê tông cốt thép gây ăn mòn cốt thép.

Dầu mỏ, dầu khoáng, sản phẩm chưng cất dầu không tác dụng xâm thực lên bê tông đã đóng rắn nhưng ảnh hưởng xấu tới sự đóng rắn của bê tông không có lớp bảo vệ. Bên cạnh đó, việc chứa các sản phẩm dầu lửa, đặc biệt là phần cất nhẹ của chúng (xăng) trong các bồn chứa bê tông và bê tông cốt sắt sẽ gặp khó khăn vì nó có thể thấm qua bê tông. Các sản phẩm chưng cất của nhựa than đá chứa phenol, crezol và các hợp chất khác có thể gây ra tác dụng xâm thực.

Các axit cao phân tử hữu cơ và các axit béo gây ra tác dụng xâm thực mạnh và sự xâm thực tăng lên cùng với sự tăng khối lượng phân tử của chúng.

Các mỡ động vật và dầu thực vật cũng phá huỷ đá xi măng. Ở chỗ tiếp xúc của mỡ với bê tông, Ca(OH)2 tẩy sạch chất béo tạo thành muối canxi của axit béo và rượu cao phân tử. Cuối cùng đến lượt mình chúng lại tương tác với vôi. Nếu trong mỡ có mặt các axit tự do sẽ xuất hiện muối canxi của các axit này. Mức độ phá huỷ phụ thuộc vào độ nhớt của mỡ và tăng thêm khi chúng bị ôxi hoá.

Các dung dịch của glyxerin cũng có tác dụng phá huỷ. Các dung dịch đường là dung dịch xâm thực đặc biệt đối với bê tông xi măng. Khi xảy ra tương tác của glyxerin hoặc đường sẽ tạo thành các glyxerat hoặc xakharat canxi tương ứng mà hoà tan rất tốt trong nước. Một vài loại phân bón, ví dụ như xelit amon (kali nitơrat, diêm tiêu) và các phân bón phức chứa trong nó, phá huỷ đá xi măng portland ở nồng độ 0,5%. Xi măng nhôm là bền hơn đối với tất cả các chất xâm thực này.


Xâm thực bê tông cốt thép do tác động tổng hợp của mực nước thay đổi, ăn mòn cốt thép, ăn mòn bê tông trong môi trường nước biển.

Độ bền của xi măng trong các môi trường này hoặc môi trường khác được xác định bằng cách thử cường độ của mẫu từ vữa mà ngâm trong thời gian xác định trong các môi trường xâm thực. Khi thử độ ăn mòn sun phát thì độ nở của mẫu cũng được dùng làm chỉ tiêu đánh giá.

Người ta đánh giá độ bền xâm thực của xi măng theo hệ số bền KCB (là tỷ lệ của cường độ mẫu giữ trong dung dịch xâm thực với cường độ của mẫu đúc song song được giữ trong nước máy trong thời gian 6 tháng).

Nếu bê tông ở trong nước hoặc nước ngầm lọc mạnh, KCB cần phải > 0,9. Nếu bê tông bị bao quanh bởi nước ngầm lọc yếu thì KCB cần phải > 0,8.

Khi xác định độ xâm thực của môi trường nước không chỉ tính đến sự có mặt của các tạp chất này hoặc tạp chất khác trong chúng mà còn phải tính đến tốc độ lọc, độ dày của cấu trúc và các điều kiện sử dụng khác (như sự làm khô và ẩm luân phiên, sự đông lạnh có tính chất chu kỳ và các điều kiện khác).

Trong số các biện pháp về bảo vệ khỏi sự ăn mòn, ngoài việc lựa chọn xi măng có thành phần khoáng tương ứng cần phải điều chế và sử dụng các bê tông có độ chặt tạo thành lớp phủ bảo vệ. Ngoài ra, việc bồi đắp các lớp phủ bảo vệ (sơn phủ) cũng là một trong những phương pháp bảo vệ khỏi sự ăn mòn.

1.2.6. Sự ăn mòn gây ra bởi kiềm của xi măng:

Trong thời gian khá dài, người ta đã nghiên cứu tác dụng của các môi trường xâm thực khác nhau lên đá xi măng và bê tông. Nhưng chỉ vào những năm 40, người ta mới quan sát thấy được dạng ăn mòn đặc biệt của bê tông, đó là dạng ăn mòn xảy ra trong môi trường không xâm thực. Quá trình phá huỷ cấu trúc khi đó phát triển không những ở lớp bên ngoài mà còn cả ở lớp bên trong của bê tông qua một thời gian sau khi xây dựng công trình.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, đã xác định được rằng nguyên nhân của sự ăn mòn chính là do kiềm chứa trong xi măng. Kiềm này cùng với thời gian bắt đầu tương tác với ôxit silic bao gồm opal, khanxedoan, tridimit, cristobalit, thuỷ tinh núi lửa trepel, opoka. Chúng có mặt trong tất cả các đá trầm tích và phong hoá như là sỏi, cuội, cát thạch anh mà là biến tính của diệp thạch sét, đá vôi, đôlômít, cũng còn có trong các đá lộ thiên của các andezit và piolit.

Trong thực tế xây dựng của thế giới, số lượng lớn nhất của các trường hợp phá huỷ bê tông dưới tác dụng của kiềm đã được ghi nhận ở Mỹ và Canada. Ở đây đã quan sát thấy sự phá huỷ của đường, cầu, đập chắn nước và các công trình khác. Trong tất cả các trường hợp người ta đã sử dụng xi măng chứa một số lượng kiềm khá lớn và cốt liệu có mặt SiO2 hoạt tính. Sự phá huỷ đã bắt đầu với sự trương nở của bê tông rất đáng kể mà ban đầu bị hạn chế bởi các vết nứt do nhiệt, sau đó xuất hiện các vết nứt lớn hơn và tiến tới sự phá huỷ hoàn toàn.

Việc nghiên cứu các công trình bị phá huỷ đã chỉ ra rằng trong tất cả các trường hợp xung quanh các cốt liệu có khả năng phản ứng đã tạo thành các đường viền của gel. Bề mặt bên ngoài của cốt liệu đã bị mềm đi mặc dù lớp bên trong vẫn còn cứng.

Kh. Steinher, T. Pauers và V.M. Moscvin đã nghiên cứu chi tiết dạng ăn mòn này và làm sáng tỏ cơ chế của nó. Trong môi trường nước, phản ứng ở bề mặt của ôxit silic là axit yếu. Dưới tác dụng của môi trường kiềm nó bị trung hoà:

- Si - OH + Na+ + OH- → - Si - O - Na + H2O
 
Khi nồng độ kiềm cao hơn sẽ bẻ gãy liên kết Si - O - Si dẫn đến sự phân tán của ôxit silíc. Ở nồng độ xác định của kiềm sẽ tạo ra điều kiện để tạo thành các hydrosilicat của các kim loại kiềm. Trong các lỗ ở lớp bên trong của bê tông ở gần với các cốt liệu có khả năng phản ứng xuất hiện dạng đông tụ, còn sau đó là xuất hiện các vết nứt. Theo G.S. Roiac, sự giãn nở xảy ra do áp suất xuất hiện trong các vùng tiếp xúc của cốt liệu và đá xi măng. Nó gây ra sự trương phồng của các sản phẩm phản ứng và gây ra hiện tượng thẩm thấu, xuất hiện do độ bán thấm của đá xi măng theo tỷ lệ với các sản phẩm phản ứng.

Để ngăn ngừa dạng ăn mòn này cần thiết phải:

- Hạn chế số lượng kiềm trong bê tông;

- Đưa vào các phụ gia nghiền mịn mà tham gia phản ứng với kiềm ngay ở giai đoạn đầu đóng rắn;

- Đưa vào các chất lôi khí và một vài chất hydrophop đặc biệt là GKJ-94;

- Hiệu quả lớn nhất là bỏ cốt liệu chứa SiO2 hoạt tính.
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2015)

 

Các tin khác:

Xi măng bền sun phát (P3) ()

Xi măng bền sun phát (P2) ()

Xi măng bền sun phát (P1) ()

Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P2) ()

Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P1) ()

Tận dụng nguồn phế thải thay thế nhiên liệu cho ngành công nghiệp xi măng ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P3) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P2) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P1) ()

Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?