Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Xi măng bền sun phát (P1)

28/12/2015 4:41:40 PM

(ximang.vn) Nước chứa các muối khác nhau có thể tác dụng lên đá xi măng và bê tông, phần lớn là nước biển và nước ngầm, nước của các xí nghiệp hoá học. Ảnh hưởng của chúng lên tuổi thọ của bê tông phụ thuộc vào bản chất của các chất chứa trong nước. Hàm lượng sun phát trong nước ngầm và nước công nghiệp dao động trong khoảng rộng. Nếu vượt quá 1500mg/l (tính chuyển thành SO42-) thì tuổi thọ của bê tông và bê tông cốt thép trong trường hợp này chỉ có thể được đảm bảo bằng cách sử dụng các xi măng bền sun phát đặc biệt. 

>> Xi măng bền sun phát (P2)
>> Xi măng bền sun phát (P3)
>> Xi măng bền sun phát (P4)
>> Xi măng bền sun phát (P5)
>> Xi măng bền sun phát (P6)
>> Xi măng bền sun phát (P7)
>> Xi măng bền sun phát (P8)


Các công trình nghiên cứu đã xác định được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến độ bền của xi măng đối với sự xâm thực hoá học. Đặc biệt là đã xác định được độ bền của xi măng portland đối với sự tác dụng của các dung dịch nước sun phát khác nhau như Na2SO4, MgSO4, CaSO4 chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng của các khoáng aluminat canxi trước hết là C3A. Khoáng C3A tham gia vào phản ứng với thạch cao tạo thành muối kép 3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O. Muối này tạo thành với sự tăng thể tích và nếu sự tạo thành của nó xảy ra ở thời điểm khi mà xi măng đã đóng rắn thành đá xi măng thì nó trở thành nguồn gốc của ứng suất bên trong và ở điều kiện tương ứng có thể dẫn đến sự phá huỷ đá xi măng.
 
 
Biện pháp làm tăng độ bền sun phát của xi măng portland đã được đưa ra lần đầu tiên trong các công trình của T. Torvaldson (năm  1929)  đã  chỉ  ra ảnh hưởng có hại của hàm lượng tính toán của C3A cao (> 8%) trong xi măng. R.Bogg và R. Lert (năm 1932) đã chỉ rõ khả năng tạo thành vết nứt khi toả nhiệt cao của xi măng trong các công trình lớn do ứng suất nhiệt và giải pháp phù hợp là hạn chế C3A trong xi măng.
 
Quá trình nghiên cứu tiếp theo của nhiều nhà khoa học đã tập trung vào việc làm chính xác thành phần hoá clinker và hoàn thiện các phương pháp xác định độ bền sun phát (chủ yếu là bổ sung việc đánh giá theo độ bền trong các môi trường xâm thực và đánh giá theo độ nở của chúng), làm chính xác hoá vai trò của các phụ gia khoáng hoạt tính và cơ chế của sự ăn mòn. Trên cơ sở các nghiên cứu này đã tiến hành sản xuất hàng loạt các dạng xi măng bền sun phát khác nhau để sử dụng trong các điều kiện khác nhau.
 
1. Ăn mòn đá xi măng và bê tông
 
1.1. Phân loại
 
Ăn mòn là quá trình phá huỷ tự xảy ra của các chi tiết bê tông và xi măng do tác dụng của các yếu tố vật lý và hoá học từ bên ngoài cũng như từ bên trong.
 
Các nguyên nhân bên trong dẫn đến sự phá huỷ của bê tông là độ thấm nước cao, sự tác dụng của kiềm trong xi măng với cốt liệu silic, sự thay đổi thể tích do khác biệt về độ giãn nở nhiệt của xi măng và cốt liệu, sự tạo thành các hợp chất kèm theo sự tăng thể tích của pha rắn trong điều kiện khi mà cấu trúc của đá xi măng đã đóng rắn gây ra ứng suất phá vỡ cấu trúc.
 
Các yếu tố ăn mòn vật lý bao gồm cả sự dao động nhiệt độ (sự đóng băng và tan băng, sự đốt nóng và làm lạnh có tính chất chu kỳ) và sự dao động độ ẩm của môi trường dẫn đến xuất hiện sự biến dạng của vật liệu và sự phá huỷ. Ngoài ra, sự phá huỷ của các chi tiết do sự lắng đọng và sự kết tinh của muối trong các lỗ xốp và mao quản của bê tông gây ra ứng suất nội được coi là sự ăn mòn hoá học - vật lý.
 
Các yếu tố ăn mòn hoá học bao gồm sự tác dụng của nước và khí của môi trường lên các chi tiết bê tông (dung dịch nước axit, muối, kiềm) và cả các chất hữu cơ khác nhau. Môi trường gây ra sự phá huỷ hoá học đối với vật liệu được gọi là môi trường xâm thực.
 
Trong điều kiện sử dụng bê tông trong các công trình công nghiệp và nông nghiệp, ăn mòn có thể xảy ra dưới ảnh hưởng của các chất khác nhau: kiềm, mỡ, hydro các bon (gluxit, cacbua hydro), phenol và các chất khác.
 
Khi nghiên cứu các yếu tố ăn mòn hoá học của bê tông đã tiến hành xem xét thành phần khoáng hoá của bê tông, cấu trúc xốp - mao quản cũng như thành phần của môi trường xâm thực, từ các thí nghiệm ở các công trình bê tông, các ion Ca2+, Na+, Al3+, NH4+, Cu2+, Fe3+, H+, OH-, SO42-, HCO3- và các anion chứa Clo đóng vai trò quan trọng. Tất cả các dạng khí axit cacbonic, sunfuaric và sunfua đều có hại. Các hợp chất hữu cơ cũng đóng vai trò nhất định.
 
V.M. Moscvin đã chia quá trình ăn mòn xuất hiện trong bê tông xi măng dưới tác dụng của môi trường nước thành 3 nhóm:
 
- Nhóm I : Quá trình ăn mòn do sự hoà tan của các cấu tử thành phần của đá xi măng dưới tác dụng của nước với độ cứng hiện thời yếu (nước mềm).
 
- Nhóm II : Quá trình ăn mòn dưới áp lực của nước chứa các chất có khả năng tương tác với các cấu tử của đá xi măng tạo thành các hợp chất dễ hoà tan bị nước rửa trôi hoặc ở dạng vô định hình.
 
- Nhóm III : Quá trình ăn mòn do các phản ứng trao đổi của các chất xác định với các cấu tử của đá xi măng và bị kết tinh bên trong các lỗ và mao mạch gây ra ứng suất dẫn đến phá huỷ đá xi măng và bê tông.
 
Mặc dù, trong đa số các trường hợp không chỉ một vài nhân tố tác dụng lên đá xi măng mà môi trường của chúng thường chiếm ưu thế. Sự phá huỷ của tất cả các mẫu thường xảy ra dưới tác dụng của quá trình ăn mòn nhóm II.
 
V.V. Kind phân loại sự ăn mòn của bê tông dưới tác dụng của nước tự nhiên thành sự ăn mòn rửa trôi, ăn mòn axit, ăn mòn CO2 , ăn mòn sun phát và ăn mòn magiê. Ông chia ăn mòn sun phát thành ăn mòn sun phát nhôm, sun phát nhôm - thạch cao và sự ăn mòn thạch cao, còn ăn mòn magiê thành ăn mòn magiê và ăn mòn magiê - sun phát.
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2015)
 
 

 

Các tin khác:

Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P2) ()

Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P1) ()

Tận dụng nguồn phế thải thay thế nhiên liệu cho ngành công nghiệp xi măng ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P3) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P2) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P1) ()

Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng ()

Sản xuất thạch cao nhân tạo để chủ động nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Dự báo nhu cầu thạch cao giai đoạn 2015 - 2030 ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P3) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?