Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng

23/07/2015 3:14:08 PM

Qua nghiên cứu tìm hiểu cho thấy bã thải GYPS của Công ty CP DAP - VINACHEM có chứa hầm lượng CaSO4 cao do đó có thể nghiên cứu để sản xuất thạch cao nhân tạo, một loại phụ gia đông kết của xi măng.

Công ty CP DAP - VINACHEM thành lập ngày 24/7/2008 tại lô GI-7, khu kinh tế Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải An, Tp. Hải Phòng. Sản phẩm chính của Công ty là phân bón DAP với sản lượng đạt 330.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, với sản lượng DAP sản xuất 330.000 tấn/năm tương đương công suất thải GYPS 2000 tấn/ngày, sau 4 năm sử dụng đến tháng 4/2013 bãi chứa GYPS tạm thời đã trong tình trạng quá tải, và đến năm 2014 đã  không sử dụng được nữa.

Mặt khác, chất thải GYPS tại bãi đã có thời gian lưu từ 3 - 5 năm, đủ điều kiện an toàn (Quyết định số 446/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2004 về việc "Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Đầu tư nhà máy sản xuất phân bón DAP tại khu kinh tế Đình Vũ, thành phố Hải Phòng")  để chuyển sang bãi chứa GYPS đã qua xử lý (bãi chứa GYPS lâu dài).

Theo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng nhà máy, bãi chứa GYPS có quy mô 40 ha, nằm tách biệt ngoài khuôn viên nhà máy và được chia làm hai bãi (bãi tạm thời và bãi chứa GYPS đã qua xử lý), được phân cách với nhau.


Sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia trong sản xuất xi măng.

Trong đó bãi chứa GYPS tạm thời (đã xây dựng) quy mô 13ha: sử dụng chứa chất thải GYPS (bã thạch cao) thải ra từ quá trình sản xuất axit photphoric (PA) của nhà máy để sau thời gian từ 3 đến 5 năm được nước mưa rửa trôi phần axit còn tồn dư, đảm bảo nâng độ pH từ 1,9 - 2,2 lên độ pH > 5,5 đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường trước khi chuyển sang bãi chứa lâu dài đã qua xử lý. Hiện tại bãi chứa này sau 05 năm sản xuất đã quá tải khả năng chứa còn rất thấp .

Bãi chứa GYPS đã qua xử lý thuộc dự án này (dự kiến xây dựng cuối năm 2014) quy mô 27 ha, sử dụng chứa chất thải GYPS đã qua xử lý chuyển từ bãi tạm thời sang. Quy mô bãi được phân theo nhu cầu bãi chứa theo thời gian và năng lực sản lượng.

Theo Quyết định 626/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/7/2002 "Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón địa môn phốt phát (DAP) tại khu kinh tế Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng" cũng như nội dung của dự án nhà máy phân bón DAP có đề cập đến việc phối hợp với ngành sản xuất xi măng để xử lý bã thải GYPS và tái sản xuất thành vật liệu xây dựng.

Qua nghiên cứu tìm hiểu cho thấy bã thải GYPS có chứa hầm lượng CaSO4 cao do đó có thể nghiên cứu để sản xuất thạch cao nhân tạo, một loại phụ gia đông kết của xi măng.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 5/11/2014 Công ty DAP - VINACHEM đã cùng với Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) ký bản thỏa thuận hợp tác triển khai nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng và Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thạch cao nhân tạo tại Đình Vũ – Hải Phòng.

Sự hợp tác này đã mở ra một hướng mới trong việc chủ động nguồn thạch cao phục vụ cho sản xuất xi măng trong nước, tiến tới hạ giá thành sản phẩm xi măng của Vicem. Việc đầu tư xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cung cấp kịp thời  thạch cao cho các nhà máy xi măng ở phía Bắc của VICEM. thay thế đáng kể lượng thạch cao mà từ trước đến nay VICEM phải nhập từ nước ngoài. Tận dụng tới mức tối đa các điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, năng lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của Công ty CP DAP - VINACHEM như bã thải GYPS, điện nước, giao thông, cảng xuất... Dự án đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc nhanh chóng nâng cao hiệu quả năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn đóng vai trò tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích xã hội to lớn.

Việc đầu tư dự án hoàn toàn phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển ngành hóa chất và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có khả năng tận dụng khai thác triệt để năng lực nguồn vốn, thiết bị, lao động sẵn có, phát huy nội lực trong nước, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Dự án đầu tư, nâng cao năng lực tại một cơ sở sản xuất công nghiệp có uy tín và giầu truyền thống trong ngành sản xuất xi măng, có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân dày dạn kinh nghiệm, đã được thử thách trong vận hành sản xuất và đầu tư xây dựng, chắc chắn đảm bảo sẽ lựa chọn được giải pháp thích hợp, có đủ khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, phát huy tốt hiệu quả đầu tư.

Công ty CP DAP - VINACHEM thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam là những đơn vị có đủ tiềm năng về tài chính, quản lý và kỹ thuật, có kinh nghiệm đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đó là những yếu tố không thể thiếu góp phần xác lập tính khả thi trong việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thạch cao nhân tạo tại Đình Vũ, Hải Phòng.

Điều đáng nói là việc sản xuất thạch cao nhân tạo trên thế giới đã có từ khá lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng thạch cao nhân tạo cho một số ngành có nhu cầu cao như công nghiệp xi măng và một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác còn hạn chế, làm cho công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo kém phát triển.

Đứng trước khó khăn này, Vicem Bút Sơn đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm sản xuất xi măng sử dụng thạch cao nhân tạo được chế tạo từ nguồn bãi thải GYPS của nhà máy sản xuất phân bón DAP - VIANCHEM Đình Vũ trên hai chủng loại sản phẩm MC25 và PCB30, bước đầu cho tính khả thi cao.

Hàng năm, VICEM cung cấp ra thị trường khoảng 20 triệu tấn xi măng/năm, nên việc tận dụng nguồn thạch cao nhân tạo sản xuất ở trong nước thay thế thạch cao thiên nhiên truyền thống đang phải nhập khẩu sẽ mang ý nghĩa quan trọng về lợi ích kinh tế, giảm chi phí giá thành sản xuất xi măng, có thể chủ động điều phối sử dụng nguyên liệu cho sản xuất xi măng, không lệ thuộc vào nước ngoài. Bên cạnh đó, việc này cũng góp phần xử lý chất thải gây ô nhiễm, tham gia bảo vệ môi trường.

Do vậy, việc đầu tư dự án ‘Sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên làm phụ gia trong công nghiệp sản xuất xi măng’ trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tế.

ximang.vn

 

Các tin khác:

Sản xuất thạch cao nhân tạo để chủ động nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Dự báo nhu cầu thạch cao giai đoạn 2015 - 2030 ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P3) ()

Sản xuất và tiêu thụ thạch cao tại Việt Nam ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P2) ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P1) ()

Bảng tra mác vữa xi măng, bê tông trong xây dựng ()

Sử dụng thạch cao phốt pho thay thế thạch cao tự nhiên trong sản xuất xi măng (P2) ()

Sử dụng thạch cao phốt pho thay thế thạch cao tự nhiên trong sản xuất xi măng (P1) ()

Ảnh hưởng của tro trấu và phụ gia siêu dẻo tới tính chất của hồ, vữa và bê tông ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?