Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P1)

16/12/2015 10:38:04 AM

(ximang.vn) Liên quan đến việc sử dụng các nhiên liệu thay thế trong các ngành xi măng trên thế giới, Global Cement đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá ngành xi măng ở Trung Âu bao gồm 2 quốc gia là Áo và Đức. Đây là một trong những ngành đã thực hiện hiệu quả nhất việc sử dụng các nhiên liệu thay thế. Trong viết này ximang.vn sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin đánh giá về những yếu tố chính điều dẫn việc sử dụng các nhiên liệu thay thế, các loại nhiên liệu được sử dụng và thực trạng tại các nhà máy xi măng cụ thể của ngành xi măn

>> Nhiên liệu thay thế trong ngành xi măng Áo và Đức (P2)

1. Áo

1.1. Ngành xi măng

Ngành xi măng của Áo có 9 nhà máy xi măng với tổng công suất xi măng là 5,52 triệu tấn/ năm. Đại diện cho ngành này là Hiệp hội ngành Xi măng Áo (VÖZ). Theo VÖZ, Áo đã sản xuất được 4,4 triệu tấn xi măng trong năm 2013, giảm 1,6% so với mức 45 triệu tấn trong năm 2012.

Tiêu biểu trong nhiều quốc gia châu Âu phát triển, sản lượng xi măng của Áo đã đạt mức cao nhất, khoảng 6,5 triệu tấn/ năm trong những năm 1970 và đã giảm đi cho đến đầu những năm 2000. Tăng lên trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, ngành này lại tiếp tục giảm đi kể từ đó, vì phần lớn hoạt động thi công xây dựng nước này hiện chỉ là các hoạt động bảo trì bảo dưỡng và tân tạo hơn là các dự án mới.

1.2. Các yếu tố điều dẫn và các rào cản đối với việc sử dụng nhiên liệu thay thế

Giá năng lượng là một mối quan tâm lớn đối với các nhà sản xuất xi măng của Áo trong những năm gần đây và đã cho thấy một yếu tố chính điều dẫn việc sử dụng các nhiên liệu thay thế ở nước này. Thực vậy, Holcim đã đóng cửa trạm nghiền Lorϋns, Vorarlberg của mình vào năm 2011 do chi phí sản xuất tăng cao, ít nhất trong số đó là chi phí tiền điện.

Chính phủ Áo cũng áp đặt các loại thuế khác khau đối với việc sử dụng năng lượng điện và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm Đạo Luật Remedian, chi phí điện sạch và các thuế năng lượng khác. Các nhiên liệu truyền thống (than và dầu) sẽ chiếm 20 - 30% chi phí sản xuất xi măng ở Áo nếu không sử dụng nhiên liệu thay thế. Tiết kiệm tài chính mà có thể đạt được bằng cách nâng cao hiệu suất và sử dụng các nhiên liệu thay thế, đã đạt được nhiều trong những năm gần đây.
 

Bản đồ của Áo cho thấy vị trí của các nhà máy xi măng đồng bộ và thủ đô Viên.

 
Ngành xi măng Áo là một trong số những ngành có nhận thức môi trường cao nhất ở Châu Âu, cùng với việc nước này có hạ tầng cơ sở chất thải phát triển tốt và dân chúng có hiểu biết tốt. Các yếu tố kinh tế điều dẫn việc sử dụng các nhiên liệu thay  thế được củng cố bởi Luật Kinh tế Chất thải (Abfall- wirtschaftsgesetz – AWG), mà áp đặt các khoản tiền phạt đối với việc sử dụng bãi chôn lấp và do vậy khuyến khích tái chế.

Để đốt chất thải làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng, thì phải đáp ứng  được các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trong Chỉ thị Đốt Chất thải (Abfallverbrennungsver-ordnung – AVV). AVV quy định hướng dẫn bảo vệ dân cư và và môi trường lành mạnh ở xung quanh. AVV đưa ra các hạn mức phát thải tối đa và các loại chất thải phù hợp cho đồng xử lý.

1.3. Thực trạng hiện nay

Áo có một hạ tầng cơ sở quản lý chất thải rất tốt và các nhà sản xuất xi măng ở Áo đã đạt được các mức thay thế nhiên liệu thay thế rất cao. Chất thải thường được tiếp nhận hoặc thông qua các công ty mua sắm trong nước hoặc các công ty liên doanh, đảm bảo chuỗi hệ thống cung cấp ổn định.

Trong năm 2010, mức thay thế nhiên liệu thay thế của ngành xi măng Áo đạt là 63%. Ngành này đã  sử dụng 1,8 triệu tấn nhiên liệu thay thế trong năm 2009. Vào năm 2013, mức thay thế nhiên liệu thay thế này đã tăng lên 73%, đưa Áo trở thành nước có mức thay thế nhiên liệu thay thế cao nhất ở Châu Âu trong năm đó. Áo sử dụng những lượng sinh khối lớn (vỏ cây hướng dương, bùn giấy, thịt và bột xương (MBM)) và lốp xe phế thải làm nhiên liệu.

Mặc dù, mọi người đã biết tới danh tiếng của ngành xi măng có điều kiện sinh thái tiến bộ hàng đầu của nước này, các hoạt động đầu tư vào bảo  vệ môi trường (trong đó có cả các dự án nhiên liệu thay thế) của nhà sản xuất xi măng đã giảm đi 51,7% xuống còn 8 triệu Euro trong năm 2013. Năng lượng nhiệt yêu cầu để chế tạo một tấn xi măng đã tăng lên 1,4%/ năm tới 2,69MJ/tấn, trong khi lượng phát thải CO2 trên mỗi tấn clinker vẫn không thay đổi ở mức 560kg/ tấn.

1.4. Các nhà sản xuất xi măng sử dụng nhiên liệu thay thế

Lafarge: Với công suất sản xuất xi măng 1,7 triệu tấn/năm của hai nhà máy, Lafarge là nhà sản xuất xi măng lớn nhất ở Áo. Nhà máy xi măng Retznei công suất 0,5 triệu tấn/năm ở Styria đã sử dụng các nhiên liệu thay thế làm nhiên liệu kể từ năm 1996. Thermoteam, một liên doanh giữa Lafarge và công ty xử lý chất thải Saubermacher, cung cấp nhiên liệu thay thế cho nhà máy. Thermoteam thu gom dầu thải, ngô và MBM từ các nguồn cung cấp ở đông Áo và xử lý chúng tại nhà máy của mình, cũng ở Retznei. Khoảng 100.000 tấn SRF/ năm đã được sản xuất và chủ yếu được cấp cho Lafarge, mang lại cho công ty này một nguồn cấp SRF tin cậy kể từ năm 2003. Trong năm 2007, một hệ thống môi chất đã được lắp đặt để có thể sử dụng sinh khối làm nhiên liệu thay thế.
 

Nhà máy xi măng Kirchdorfer đạt mức thay thế nhiên liệu thay thế hơn 60%.

 
Nhà máy Lafarge Mannersdorf công suất 1,2 triệu tấn/ năm ở Hạ Áo (Lower Austria) đã sử dụng các nhiên liệu thay thế kể từ năm 1996, khi mà MBM và chất thải lỏng đã được sử dụng. Mức thay thế nhiên liệu thay thế đã tăng từ 10% năm 1998 lên hơn 60% trong năm 2012. Trong năm 2013, nhà máy Mannersdorf đã sử dụng 55% SRF, 5% MBM và  5% vỏ hướng dương. SRF của nhà máy cũng được nhập về từ Thermoteam. Than cốc và than đá chiếm phần nhiên liệu còn lại. Than cốc, than đá, SRF và vỏ hướng dương được đốt với mức thay thế nhiên liệu thay thế 80 – 90% tại calciner, còn mức thay thế nhiên liệu thay thế 40 – 60% đạt được ở vòi đốt chính đốt than cốc, than đá, SRF, vỏ hướng dương và MBM. Nhà máy Mannersdorf cũng đã được cấp phép đốt phế thải nguy hại. Nhà máy chủ yếu sử dụng nhiên liệu rắn nhiễm bẩn (ISF) từ xưởng gia công, gồm cả mùn cưa và dầu thải. Vòi đốt Hệ thống Đường ống dẫn khí Unitherm Mono cho phép nhà máy đạt được những kết quả tin cậy với mức thay thế nhiên liệu thay thế cao. Nhà máy cũng sử dụng khoảng 15% nguyên liệu thay thế.

Wietersdorfer & Peggauer: Công ty tư nhân Wietersdorfer & Peggauer có hai nhà máy xi măng ở Áo với tổng công suất xi măng là 1,15 triệu tấn/ năm. Các nhà máy này sản xuất cả xi măng trắng lẫn xi măng xám. Wietersdorfer & Peggauer sử dụng tro bay, xỉ và phế thải khoáng xây dựng làm nguyên liệu thay thế cho sản xuất xi măng.

Tại nhà máy Wietersdorf công suất 0,75 triệu tấn/ năm ở Carinthia, một nhà máy sản xuất nhiên liệu thay thế đã được thành lập vào năm 2006 xử lý bùn sinh học, bùn thải, nhựa thải, mùn cưa và giấy phế thải để sử dụng làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng. Nhà máy Peggau công suất 0,4 triệu tấn/ năm ở Styria sử dụng dầu thải và môi chất thải làm nhiên liệu thay thế.

Wopfinger Baustoffindustrie: Wopfinger vận hành một nhà máy xi măng công suất 0,3 triệu tấn/ năm ở Wopfing, Hạ Áo, mà được cho là nhà máy xi măng sạch nhất trên thế giới, sau khi đầu tư 50 triệu euro vào công nghệ môi trường.

Nhà máy đã tiến hành nâng cấp cải tạo vào năm 2011, gồm lắp đặt một vòi đốt lò Flexiflame A TEC Greco 40MW mà có thể sử dụng SRF, nhựa phế thải và MBM làm nhiên liệu thay thế, cùng với than đá  và khí gas. A TEC Greco cũng cung cấp một vòi đốt calciner Flexical 34MW để đốt khí gas.

Leube: Leube vận hành nhà máy xi măng Gartenau công suất 0,77 triệu tấn/ năm ở Thượng Áo (Upper Austria), sản xuất xi măng xám và xi măng trắng. Trong năm 2013, Leube đã sử dụng 19.820m3 (0,7TJ, 0,1%) khí tự nhiên, 2010 tấn (82,7TJ, 6,9%) dầu nhiên liệu, 8480 tấn (188TJ, 15,7%) than đá, 49.500 tấn (789TJ, 65,9%) nhựa thải và 5310 tấn (138TJ, 11,5%) lốp xe phế thải làm hỗn hợp nhiên liệu cho sản xuất xi măng. Nhờ vậy, mức thay thế nhiên liệu thay thế của công ty đạt là 77,4%, tăng so với mức 71% trong năm 2012 và 67% trong năm 2011.

Tập đoàn Kirchdorfer: Tập đoàn Kirchdorfer vận hành nhà máy Kirchdorf ở Thượng Áo. Nhà máy sử dụng MBM, bùn thải, mùn cưa, lốp xe nghiền nhỏ và nhựa thải làm nhiên liệu thay thế. Nhà máy hiện đạt mức thay thế nhiên liệu thay thế  60% và lập kế hoạch tăng mức này lên trong những năm tới.

Các nhà sản xuất khác: Schretter & Cie mà đang vận hành nhà máy xi măng công suất 0,3 triệu tấn/ năm ở Vils, Tyrol, cho biết rằng công ty sử dụng nhiên liệu thay thế cho sản xuất xi măng, nhưng không cung cấp thông tin cụ thể về việc sử dụng này. Tập đoàn Rohrdorfer, mà đã mưa nhà máy Hatschek công suất 0,8 triệu tấn/ năm ở Thượng Áo từ Gmundner Zement, không công bố thông tin về việc sử dụng các nhiên liệu thay thế.

1.5. Tương lai của các nhiên liệu thay thế

Việc sử dụng nhiên liệu thay thế hiện đã giảm đi ở một số vùng trên thế giới do sự sụt giảm đáng kể và liên tục giá dầu trên toàn cầu, mà đã từng làm gia tăng đột biến tính cạnh tranh của các nhiên liệu truyền thống. Tuy nhiên, quy định AWG ở Áo dẫn đến nhu cầu tái sử dụng chất  thải do tác động tài chính đối với việc chôn lấp. Điều này sẽ đảm bảo rằng ngành xi măng của  Áo sẽ không chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về sử dụng nhiên liệu thay thế, kể cả khi giá dầu thấp tiếp tục duy trì trong năm 2015. Do vậy, tỷ lệ nhiên liệu thay thế mà ngành xi măng Áo đã sử dụng sẽ tiếp tục tăng dần từ mức cao này trong trung hạn.
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2015)

 

Các tin khác:

Tận dụng nguồn phế thải thay thế nhiên liệu cho ngành công nghiệp xi măng ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P3) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P2) ()

Công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo trong ngành công nghiệp xi măng (P1) ()

Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng ()

Sản xuất thạch cao nhân tạo để chủ động nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Dự báo nhu cầu thạch cao giai đoạn 2015 - 2030 ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P3) ()

Sản xuất và tiêu thụ thạch cao tại Việt Nam ()

Nghiên cứu sử dụng phụ gia đá vôi trong xi măng và bê tông (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?