Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Dự báo: Nguồn cung xi măng sẽ dư thừa trong 10 năm tới

23/06/2016 2:01:51 PM

Tại hội nghị Cemtech Asia 2016 diễn ra ở Manila, thủ đô Philippines từ ngày 19 - 21/6 đại diện của StoxPlus - doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ thông tin tài chính và kinh tế ở Việt Nam  đã đưa ra những phân tích về triển vọng và cơ hội ngành xi măng Việt Nam trong thời gian tới.

Theo số liệu của StoxPlus, mức tiêu thụ xi măng ở Việt Nam đạt 55,7 triệu tấn năm 2015 và 31,4 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2016, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ phía cầu, năm 2015 là năm có mức tiêu thụ khá cao đạt 55,7 triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng ký năm ngoái và là mức cao nhất kể từ 2011 nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc trong ngành xây dựng đặc biệt là mảng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu 16,2 triệu tấn clinker và xi măng, giảm khoảng 4 triệu tấn so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu clinker là 8,2 triệu tấn và xi măng là 8 triêu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tổng hợp trên 650 triệu USD.
 

Trong khi đó, nguồn cung trong năm 2015 ngành xi măng Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về công suất thiết kế và đà tăng này được dự báo sẽ tiếp tục trong 2 năm tới, đặc biệt khi có thêm 3 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 6.9 triệu tấn/năm.

Theo nhận định của StoxPlus, cho dù nhu cầu trong nước tăng mạnh và Việt Nam nỗ lực xuất khẩu clinker và xi măng, thị trường xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến dư cung trong vòng 10 năm tới.

Ngành xi măng Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tình trạng dư cung do việc tăng nóng năng suất thiết kế giai đoạn trước năm 2013. Những hậu quả chính từ tình trạng dư cung là hoạt động dưới công suất thiết kế và giá xi măng thấp. Do đó, các công ty xi măng Việt Nam có mức EBITDA và biên lợi nhuận thấp.

Giai đoạn 2005 - 2009 đánh dấu mức tăng trưởng liên tục về tiêu thụ xi măng ở Việt Nam do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, là điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất xi măng trong nước. Tổng công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm, từ 25 triệu tấn năm 2006 lên 50 triệu tấn năm 2010.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Quyết định 1488/QD-TTg, được gọi là “Quy hoạch Tổng thể”. Mục tiêu của Quy hoạch Tổng thể, được xây dựng vào thời điểm tiêu dùng xi măng bùng nổ, là khá tham vọng lên đến 130 nhà máy và trạm nghiền xi măng đến năm 2013, với tổng công suất đạt 144 triệu tấn một năm. Tại thời điểm đó, Chính phủ kỳ vọng nhu cầu xi măng sẽ lên đến 93 - 95 triệu tấn một năm đến năm 2020 và 113-115 triệu tấn một năm đến 2030.

Hệ quả là công suất sản suất xi măng tiếp tục tăng ở mức báo động. Trong khi đó, kinh tế giảm tốc và bong bóng bất động sản ở Việt nam đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh cầu xi măng, thách thức các nhà sản xuất xi măng Việt Nam với tình trạng dư cung trong vài năm tới. Sau một thập kỷ liên tục thiếu xi măng, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã chuyển sang xuất khẩu clinker và xi măng và có tên trong 10 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2014. Tuy nhiên, xuất khẩu xi măng và clinker được cho là “giải pháp tạm thời” vì giá xuất khẩu thấp và lợi thé cạnh tranh thấp về kho vận, điều này thúc đẩy nhu cầu rà soát lại Quy hoạch Tổng thể của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc phát triển quá nóng các cơ sở sản xuất xi măng không đồng bộ dẫn đến việc bán phá giá xi măng. Trên thực tế, không có tay chơi nào đủ lớn để dẫn dắt và điều phối thị trường trong tình trạng dư cung như vậy. Cho dù là tập đoàn lớn nhất với 35% thị phần năm 2015, VICEM, một tập đoàn nhà nước, vẫn hoạt động với mô hình hợp tác xã gồm nhiều cơ sở sản xuất xi măng thay vì chỉ là một tập đoàn lớn. Nhiều thương hiệu xi măng của VICEM thậm chí cạnh tranh khốc liệt với nhau. Do đó, VICEM không thể thúc đẩy vai trò dẫn dẵn và điều phối thị trường của mình.
 
Bích Ngọc (TH/ Đầu tư)

 

Các tin khác:

Tháng 5: Sản lượng sản xuất của Vicem giảm nhẹ ()

Năm 2015: Thị trường xi măng châu Âu tăng trưởng 0,9% ()

Thị trường xi măng xanh tới năm 2020 và các năm tiếp theo (P3) ()

Tổng quan thị trường xi măng quý I và dự báo cho quý II/2016 ()

Tháng 5: Sản lượng xi măng đạt trên 7 triệu tấn ()

5 tháng: Sản lượng sản xuất xi măng tăng 16,1% ()

Vicem Hoàng Thạch: tiêu thụ xi măng, cinker tăng gần 30% ()

Thị trường xi măng xanh tới năm 2020 và các năm tiếp theo (P2) ()

Thị trường xi măng xanh tới năm 2020 và các năm tiếp theo (P1) ()

Tháng 4: Vicem tiêu thụ xi măng và clinker tăng 4,8% so với 2015 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?