Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Ngành xi măng đối mặt với những khoản nợ nước ngoài.

12/08/2011 3:32:14 PM

Có thể nói trong giai đoạn vừa qua (2000 – 2010), ngành xi măng đã có nhưng phát triển vượt bậc. Chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự hỗ trợ của các ban ngành, chính quyền địa phương… đã làm gia tăng sản lượng nhanh chóng, như một ngành công nghiệp dẫn đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước

Nhưng đến nay, hàng loạt các dự án đến chu kỳ trả nợ tín dụng nước ngoài, lại gặp phải thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh đình đốn, nên gánh nặng này lại đặt lên vai nhà nước.

 

Theo số liệu của Bộ Tài chính, các dự án vay nước ngoài và được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại, tính đến nay, tổng số 16 dự án xi măng (đầu tư nhà máy và trạm nghiền) đầu tư từ nguồn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, trong đó co 15 dự án cấp bảo lãnh qua Bộ Tài chính với tổng số vốn vay nước ngoài là 1,365 tỷ USD và 1 dự án được cấp bảo lãnh qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dự án xi măng Hoàng Mai) với số vốn vay nước ngoài khoảng 0,31 tỷ USD.

 

Tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh cho các dự án xi măng là 1,657 tỷ USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

 

Tổng dư nợ còn lại của các dự án này đến 31/6/2011 là 988,63 triệu USD.

 

Trong số các dự án nêu trên, đến nay có 4 dự án đã và đang gặp khó khăn về trả nợ, cụ thể như sau:

 

Dự án xi măng Hoàng Mai có tổng vốn đầu tư là 231,62 triệu USD (tương đương 2.800 tỷ VNĐ) được huy động từ các nguồn vốn vay nước ngoài (Ngân hàng Societe General – Pháp do Chính phủ bảo lãnh – 109 triệu EUR, Marubeni Hồng Kông – 25 triệu USD, Quỹ Ko-oét – 2,659 triệu USD) và vay trong nước.

 

Dự án chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2002 và ngay từ đó, Công ty đã gặp khó khăn trả nợ. Bộ Tài chính đã phải ứng trả thay và công ty nhận nợ với số tiền gần 26 triệu EUR trong đó 22 triệu là gốc và khoảng 4 triệu là lãi hóa gốc.

 

Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn tiếp tục gặp khó khăn trả nợ cho Bộ Tài chính và Công ty đã đề nghị cơ cấu lại khoản này.

 

Trên cơ sở phương án cơ cấu nợ do Bộ Tài chính đề xuất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hỗ trợ tài chính từ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty Xi măng Nghệ An đã cổ phần hóa và đến nay đang thực hiện trả nợ cho Bộ Tài chính theo lịch trả nợ mới sau cơ cấu.

 

Dự án xi măng Tam Điệp có tổng vốn đầu tư là 3.080 tỷ VNĐ, huy động từ 100% vốn vay, trong đó vay Deutsche Bank AG London do Chính phủ bảo lãnh 87 triệu USD, vay lại vốn vay ưu đãI của Chính phủ từ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu – NIB 25 triệu USD và vay trong nước. Mặc dù được phê duyệt đầu tư từ 1996 và ký hiệp định vay vốn từ 1999 nhưng đến quí II/2005 dự án mới chính thức đi vào hoạt động.

 

Trong 16 kỳ trả gốc và lãi khoản vay Deutsche Bank đén nay, Công ty đã thực hiện trả 14 kỳ, 2 kỳ còn lại Bộ Tài chính phải ứng vốn trả thay với tổng số tiền là 10 triệu USD do Công ty không trả được nợ.

 

Đối với phần vốn vay lại từ nguồn của NIB, Công ty cũng gặp khó khăn trả nợ từ 2010 và hiện đang xin cơ cấu lại các khoản nợ này. Với tư cách là Bên vay, Bộ Tài chính vẫn phải thực hiện trả nợ cho nước ngoài.

 

Năm 2010, để xử lý khó khăn cho dự án, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cơ cấu lại tài chính cho Công ty xi măng Tam Điệp: chuyển toàn bộ số nợ vay của TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp; cấp bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên, Công ty vẫn gặp khó khăn về tài chính, lỗ lũy kế đến 31/12/2010 dự kiến là 370 tỷ VNĐ.

 

Do vậy, hiện nay Công ty tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn trả cho Deutsche Bank kỳ hạn 7/7/2011 với số tiền là 4.554.958,74 USD. Hiện Bộ Tài chính đang làm thủ tục ứng vốn trả nợ thay cho Dự án theo quy định tại Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ (Nghị địn 15/2011/NĐ-CP).

 

Dự án xi măng Thái Nguyên thuộc Tổng công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), có tổng vốn đầu tư là 3.536 tỷ VNĐ, hình thành chủ yếu từ các nguồn vốn vay trong và ngoài nước, trong đó có khoản vay của BNP Paribas do Chính phủ bảo lãnh trị giá 58,9 triệu EUR và khoản vay lại vốn OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 20 triệu USD.

 

Đối với khoản vay BNP Paribas, VINAINCON đã thu xếp trả 2 kỳ đầu tiên theo lịch trả nợ với tổng số tiền là 7,86 triệu EUR. Tuy nhiên, theo báo cáo của VINAINCON , Dự án bị triển khai chậm tiến độ (hiện đang trong giai đoạn chạy thử và dự kiến quí III/2011 mới đi vào hoạt động chính thức) nên chưa có nguồn thu để trả nợ. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của VINAINCON đang gặp khó khăn. với tình hình tài chính hiện tại, VINAINCON không có khả năng thanh toán được các khoản nợ quá hạn, đến hạn và lãi vay trong năm 2011. (Năm 2011, VINAINCON lỗ kế hoạch khoảng 352 tỷ VNĐ, dòng tiền thu được để trả nợ khoản 70 tỷ VNĐ, không cân đối được vốn để trả nợ cho Dự án).

 

Vì vậy, VINAINCON đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính trả thay kỳ hạn 13/7/2011 với số tiền là 4.245.769,75 EUR với tư cách là người bảo lãnh. Hiện nay Bộ Tài chính đang làm thủ tục ứng vốn trả nợ thay cho Dự án theo quy định tại nghị định 15/2011/NĐ-CP.

 

Dự án xi măng Đồng Bành có tổng mức đầu tư là 1.505 tỷ VNĐ, trong đó sử dụng vốn vay của ngân hàng ANZ (45 triệu USD) do Chính phủ bảo lãnh và vay trong nước. Dự án xây dựng từ 2005, đến 31/12/2010 đã đi vào hoạt động chính thức.

 

Công ty Cổ phần xi măng Đồng Bành cũng đã có công văn báo cáo tình hình dự án, sản xuất, tài chính của Công ty. Theo đó, hiện Công ty đang gặp khó khăn do cổ đông không góp vốn theo cam kết và việc quản lý vận hành nhà máy yếu dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc trả nợ. Vì vậy, Công ty đề nghị được vay vốn của Bộ Tài chính (Quỹ tích lũy trả nợ) để trả nợ cho chủ nợ nước ngoài (ANZ) cho kỳ hạn đầu tiên vào ngày 25/8/2011 với số tiền là 3.493.633 USD.

 

Ngoài ra hàng loạt các dự án khác như Dự án xi măng Cẩm Phả, Dự án xi măng Yên Bình (do Vinaconex là chủ đầu tư), Dự án xi măng Sông Gianh (Tổng Công ty xây dựng Miền Trung)… cũng hầu như gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài. Đến nay hoặc đã thực hiện Cổ phần hóa giảm phần vốn nhà nước, hoặc bán sang nhượng và cơ cấu lại vốn. Nhưng trước tình trạng suy thoái như hiện nay, cộng với chính sách siết chặt tín dụng của ngành Bất động sản, khả năng tiêu thụ và bán hàng của các nhà máy xi măng càng gặp nhiều khó khăn, nguy cơ vỡ nợ càng lớn.

 

Xuân Tâm, ximang.vn

 

Các tin khác:

DN Nhật Bản có nhu cầu đầu tư vốn lớn vào ngành xây dựng Việt Nam ()

BĐS - chứng khoán: "Sóng hay là chết!" ()

Tin vắn chứng khoán ngày 24-6 ()

Nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam: Đối sách cho nhà thầu “nội”? ()

Chuẩn bị khởi công tòa nhà đầu tiên ()

Nhận định chứng khoán từ 13- 17/6 ()

Đầu tư hưởng cổ tức – chiến thuật đầu tư khôn ngoan ()

Nhà đầu tư Mỹ bán tháo mạnh nhất trong 10 tháng ()

Trung Quốc suy thoái và sự lao dốc của thị trường thế giới ()

Triển vọng thị trường vàng, bạc thế giới tuần từ 6 – 10/6/2011 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?