Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Trung Quốc suy thoái và sự lao dốc của thị trường thế giới

12/06/2011 5:26:02 PM

Từ nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ cho đến những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ tổn thương khi Trung Quốc suy thoái. Bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc là một trong những thách thức mới nhất, đẩy kinh tế nước này đến gần với suy thoái. Nó không chỉ là một tin xấu đối với Trung Quốc còn đối với các đối tác thương mại lớn của nước này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các công nhân xây dựng Trung Quốc ngừng lao động? Hoạt động xây dựng tại Trung Quốc chậm lại có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế rộng lớn tại Trung Quốc.

Doanh số bán bất động sản đang giảm mạnh tại các thành phố Trung Quốc. Một số biện pháp Chính phủ đưa ra cũng đã khiến giá bất động sản giảm, nhưng các nhà đầu tư chưa lo ngại tới một cuộc hoảng nghiêm trọng. Tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc được dự kiến là vẫn cao cho dù bất động sản có giảm giá hay không.

Nhưng các nhà kinh tế nói rằng, Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời kì suy thoái. Nó sẽ không phải là vấn đề riêng của Trung Quốc. Điều đó thực sự là nỗi lo ngại đối với toàn thế giới. Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng khi Trung Quốc suy thoái là các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc hoặc gián tiếp phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc.

Đứng đầu danh sách đó là Úc, một trong những quốc gia sản xuất than, quặng sắt, khí thiên nhiên lớn trên thế giới. Tiếp theo là Nam Phi, Brazil và Chile, những nước mạnh về công nghiệp kim loại.

Trung Quốc được biết đến như một công xưởng của thế giới với hàng loạt ngành công nghiệp vận hành với tốc độ chóng mặt. Nước này cũng vừa vươn lên trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới. Báo cáo của BP cho thấy, năm ngoái, tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc chiếm 20,3% tổng nhu cầu toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ 19%. Tổng lượng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng hơn 11,2% so với năm 2009.

Các nước bị ảnh hưởng tiếp theo là các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, những nước xuất khẩu cao su lớn, và Indonesia, nước cung cấp rất nhiều than.

Trung Quốc suy thoái, kéo theo suy giảm xuất khẩu tại các nước này, và cuối cùng là ảnh hưởng tới các đồng tiền của họ. Đồng đô la Úc, đồng Real của Brazil, Peso của Chile, những đồng tiền đã tăng giá mạnh trong nhiều năm nay, có thể quay đầu sụt giảm mạnh.

Một tác động khác của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc là gây ra dư thừa thép, máy móc, và nhiều vật liệu cơ bản khác. Trong cuộc suy thoái kinh tế ngắn của thập kỷ trước, Trung Quốc đã giảm dư thừa của mình bằng cách xuất khẩu các mặt hàng này ra nước ngoài với mức giá rất thấp, gây ra một sự biến động mạnh về giá thép và sự tức giận của Mỹ cũng như các nước châu Âu trước việc Trung Quốc làm lũng đoạn toàn thị trường thép thế giới.

Các nước láng giềng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi họ cung cấp nhiều máy móc cho hoạt động xây dựng và sản xuất tại Trung Quốc. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng sẽ không ngoại lệ. Hoạt động xuất khẩu của Đức phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc bởi Đức xuất khẩu tất cả những thứ mà Trung Quốc cần nhất khi đang cố gắng áp dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất, xây dựng. Sự phát triển của Trung Quốc sẽ là sự phát triển của hoạt động xuất khẩu tại Đức.

Trong khi Mỹ là quốc gia tiêu thụ rất nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì Trung Quốc chỉ nhập về các sản phẩm nông nghiệp và máy bay từ Mỹ. Mỹ đang đối mặt với thâm hụt thương mại lớn đối với Trung Quốc trong nhiều năm nay. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đưa lao động cũng như rót vốn đầu tư khắp nơi trên thế giới, nhất là những nước có nguồn tài nguyên phong phú như Ấn Độ, châu Phi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

Dù muốn hay không thì Trung Quốc đã tạo được ảnh hưởng tới kinh tế toàn thế giới. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Trung Quốc tới toàn cầu sẽ không chỉ dừng lại ở những vấn đề trên và thậm chí còn gây ra những hậu quả mà chúng ta chưa hề nghĩ tới.


TL- Theo WSJ

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?