Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Bộ Tài chính đánh giá tình hình trả nợ các dự án xi măng

26/08/2011 5:07:55 PM

Theo văn bản báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng chính phủ,  Bộ Tài chính đánh giá tình hình trả nợ các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại còn đó đầy những khó khăn.

Các dự án xi măng vay vốn để đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 1998 – 2007. Các khoản vay nước ngoài đến nay đã được giải ngân xong và bắt đầu đến hạn trả nợ. Tuy một số dự án xi măng đã đi vào hoạt động và có dòng tiền tốt, có khả năng trả nợ (như dự án xi măng Thăng Long, xi măng Nghi Sơn, …) nhưng nhiều dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào hoạt động. Hoặc có nhiều dự án đi vào hoạt động nhưng ko hiệu quả trong bối cảnh suy thoái toàn diện. Đây là giai đoạn các dự án tương đối khó khăn trong việc thu xếp nguồn tài trợ.

 

Đến nay, đã có 4/16 dự án gặp khó khăn và đã phải đi xử lý cơ cấu nợ hoặc Bộ Tài chính ứng vốn trả nợ (Đó là các nhà máy xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp, Thái Nguyên và Đồng Bành). Hai dự án đã được cơ cấu tài chính nhưng chỉ có 1 dự án trả nợ đều, dự án còn lại vẫn còn khó khăn trả nợ. Ngoài ra, tiếp tục thêm 2 dự án khác bắt đầu gặp khó khăn.

 

Tuy nhiên, cũng trong báo cáo này, Bộ Tài chính thấy rằng con số nêu trên chưa thực sự phản ánh hết mức độ rủi ro trong trả nợ của các dự án xi măng do những nguyên nhân cơ bản như sau:

 

- Đối với nhiều dự án, những năm vừa qua là thời gian xây dựng, nghĩa vụ trả nợ của dự án chủ yếu là lãi vay. Tới đây, nghĩa vụ trả nợ gốc tăng dần. Với những dự án mới đi vào hoạt động, 3-5 năm đầu sẽ không cân đối đủ nguồn tiền để trả nợ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi Chính phủ đang chủ trương cắt giảm đầu tư, giá nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào, tỷ giá ngoại tệ tăng cao, khấu hao lớn, thương hiệu sản phẩm chưa mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu truyền thống lâu năm.

 

- Đại đa số các dự án được triển khai thực hiện trước khi có Quy chế về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài (Quyết định 272/2006/QĐ-TTg ngày 28/11/2006 và nay là Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011), nên không thực hiện yêu cầu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng mức đầu tư. Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của các dự án lớn (ví dụ cả 4 dự án nêu trên đều vay 100% để đầu tư) nên nguồn vốn trả nợ trong giai đoạn đầu chỉ có thể trông chờ vào hỗ trợ của cơ quan chủ quản.

 

- Tỷ lệ vốn vay bằng ngoại tệ để đầu tư cho các dự án lớn trong khi tỷ giá biến động nhiều từ khi ký vay đến khi trả nợ dẫn đến dự án tăng suất đầu tư, mất cân đối về nguồn vốn trả nợ.

 

- Tiến độ thực hiện dự án bị chậm do nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và việc trả nợ của dự án.

 

- Năng lực và khả năng quản lý dự án của các chủ dự án và cơ quan chủ quản hạn chế.

- Qui hoạch đầu tư của ngành xi măng chưa khoa học, dẫn đến tình trạng có những khu vực, địa phương tập trung nhiều dự án xi măng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của các dự án và tình trạng thừa công suất so với nhu cầu trong nước.

 

- Vai trò của cơ quan chủ quản còn hạn chế, nhiều bộ ngành, địa phương đầu tư dự án nhưng công tác quản lý chưa chặt chẽ, sát sao.

 

Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong vòng 3 đến 5 năm tới đây sẽ có thêm nhiều dự án xi măng gặp khó khăn về trả nợ do nhiều khả năng kết quả kinh doanh của các dự án không thực sự khả quan, dẫn tới mất cân đối về nguồn trả nợ vốn vay. Dự báo trong thời gian này, hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ có thể phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các dự án xi măng.

 

Kiến nghị của Bộ Tài chính:

Xuất phát từ tình hình trên, để tránh tình trạng dồn gánh nặng trả nợ thay cho các dự án xi măng lên Ngân sách Nhà nước, đồng thời không để xảy ra tình trạng chậm trả nợ làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ dự án, cơ quan chủ quản của các dự án này trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Bộ Tài chính xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như sau:

 

a)      Đối với các dự án đang và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới: Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ/ngành chủ quản, các địa phương và đại diện chủ sở hữu tăng cường giám sát tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động, rà soát lại kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất – kinh doanh, có các giải pháp tăng cường năng lực quản lý và nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay bằng tiến hành cổ phần hóa, bát bớt vốn thuộc sở hữu nhà nước, ...chủ động sắp xếp, cân đối nguồn tiền để trả nợ, tránh ỷ lại và gồn gánh nặng trả nợ thay lên Ngân sách Nhà nước.

 

b)      Về rà soát lại quy hoạch phát triển ngành xi măng: Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng cùng các Bộ, ngành địa phương khẩn trương hoàn tất việc rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng quốc gia như Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu để có căn cứ xem xét triển khai đầu tư trong thời gian tới.

 

Trong thời gian tới đây, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng không xem xét, phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh mới hoặc vay mới cho các dự án đầu tư nhà máy xi măng như Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 199/BTC-QLN ngày 9/6/2010 của Bộ Tài chính về tình hình cấp bảo lãnh Chính phủ và định hướng cấp bảo lãnh Chính phủ năm 2010 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về quy hoạch phát triển ngành xi măng.

 

Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các kiến nghị trên, Bộ Tài chính chủ động thu xếp nguồn vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ để ứng trả thay các dự án được Chính phủ bảo lãnh găp khó khăn trong 3 kỳ trả nợ.

 

Trường hợp dự án vẫn gặp khó khăn, hoạt động kém không có nguồn trả nợ sau khi Bộ Tài chính đã ứng trả 3 kỳ hoặc ứng trả hết, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với đại diện chủ sở hữu, cơ quan chủ quản cấp trên đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp (cơ cấu lại tài chính, sở hữu, quản trị, xử lý tài sản thế chấp,...) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đúng quy định tại Điều 18 Nghị định 15/2011/NĐ-CP.

 

Ximang.vn tổng hợp từ BTC

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?