Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Hải Phòng: Còn nhiều trở ngại trong sử dụng vật liệu xây không nung

08/12/2016 10:39:17 AM

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN), với mục tiêu đến năm 2015, thay thế 20 - 25% gạch đất sét nung bằng VLXKN, đến nay, mục tiêu này không hoàn thành tại hầu hết địa phương trong cả nước cũng như tại Hải Phòng.

Loay hoay tìm thị trường
 
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hải Phòng, toàn thành phố có khoảng 35 tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất VLXKN, với tổng công suất thiết kế ước hơn 100 triệu viên/năm, gồm nhiều chủng loại sản phẩm, đa dạng mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, chỉ có 5 - 7 doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất loại vật liệu này, thậm chí hoạt động cầm chừng do sản phẩm làm ra không bán được, tiêu thụ chậm.
 

Sản xuất gạch không nung tại Công ty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc.
 
Ông Trần Duy Cảnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc (ở quận Kiến An) cho biết, doanh nghiệp là một trong những đơn vị đi đầu trong chế tạo dây chuyền, máy sản xuất gạch không nung của cả nước. Đến nay, đơn vị có 50 - 60 loại sản phẩm VLXKN phục vụ các công trình: lát hè chịu lực, bó vỉa, xây dựng tường chắn, vật liệu lợp, kè đê, taluy núi, trang trí... Các loại máy, dây chuyền sản xuất gạch không nung của công ty có thị trường khắp toàn quốc và xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, Công ty bán gần 100 dây chuyền, máy sản xuất gạch cho các tỉnh, thành cả nước và xuất khẩu 10 bộ máy đến Bồ Đào Nha, Bangladesh, Lào, Iraq, Thái Lan. Chi phí dây chuyền sản xuất gạch không nung khoảng 2,5 đến 3 tỷ đồng, rẻ gấp 6 lần so với dây chuyền gạch nung cùng công suất. Tại thị trường Hải Phòng, trong năm 2016, Công ty bán khoảng 50 triệu viên gạch xây không nung, tăng gấp đôi so với mức tiêu thụ năm 2015. Hiện, Công ty có các hợp đồng đặt hàng đến hết quý I/2017.
 
Tuy nhiên, ông Trần Duy Cảnh cho rằng, nhu cầu gạch không nung của Hải Phòng gấp nhiều lần con số trên thực tế mức tiêu thụ như trên chưa tương xứng với sự phát triển của Hải Phòng - địa phương có nhiều dự án, công trình đang được đầu tư hiện nay. Bởi, đi cùng với việc xóa bỏ các lò gạch thủ công thay thế bằng VLXKN, đòi hỏi loại vật liệu này cần phát triển mạnh hơn nữa.
 
Ông Đỗ Đức Long, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Dưỡng Động đóng tại xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên cho biết, các sản phẩm gạch xây không nung của đơn vị được tiêu thụ tốt ở Thủy Nguyên và một số địa phương bạn. Công ty hiện đang có 2 dây chuyền sản xuất gạch, cung cấp sản phẩm xây dựng nhà xưởng, văn phòng các khu công nghiệp như VSIP, Tràng Duệ, Công ty Damen sông Cấm. Công ty đang dự kiến đầu tư thêm 1 dây chuyền mới, nhưng còn băn khoăn đầu ra của sản phẩm tại thị trường xây dựng dân dụng, do mức tiêu thụ ít.
 
Đưa việc sử dụng vật liệu không nung là tất yếu
 
Theo Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09 của Bộ Xây dựng, đến năm 2015, các công trình sử dụng vốn ngân sách phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN; đối với công trình không phân biệt nguồn vốn từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 30% VLXKN. Nhưng theo Sở Xây dựng, việc sử dụng VLXKN tại thị trường Hải Phòng đạt dưới 50% mục tiêu yêu cầu.
 
Lý giải về nguyên nhân này, lãnh đạo một số doanh nghiệp cho rằng, hiện các lò gạch đất sét nung đang giảm dần, nhưng người dân vẫn quen dùng gạch đất sét nung, nên phải vận chuyển từ các tỉnh lân cận về với số lượng lớn. Hiện cung và cầu chưa gặp nhau, nhà sản xuất chưa biết đầu tư ra có bán được sản phẩm không, nên còn lưỡng lự; người sử dụng chưa có nhiều thông tin về VLXKN; thiết kế sử dụng VLXKN chưa nhiều, do nhà thiết kế băn khoăn thiết kế ra không biết có bán được không...

Thực tế tại một số huyện ở Hải Phòng hiện còn một số lò vòng, lò tuynel cải tiến sản xuất gạch nung công suất lớn cung cấp cho các công trình tại địa phương. Mặt khác, VLXKN sử dụng nguồn nguyên liệu tận dụng và tái chế gồm nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu thu gom không có sẵn, giá thành đầu vào không ổn định. Do vậy, chất lượng sản phẩm VLXKN hiện phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, việc đánh giá chất lượng vật liệu vì vậy gặp khó khăn; lòng tin của người sử dụng với sản phẩm này chưa cao. Giá thành của một số sản phẩm VLXKN cao so với vật liệu đất sét nung, thi công xây dựng chưa có nhiều đội ngũ thợ, công nhân thành thạo đối với một số sản phẩm mới không nung này so với vật liệu đất sét nung truyền thống.
 
Để các quy định đi vào cuộc sống, cùng với công tác tuyên truyền tới nhân dân, nhà đầu tư hiểu về tính năng và lợi ích khi sử dụng VLXKN, sử dụng VLXKN là tất yếu, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất VLXKN, thực hiện triệt để việc xóa bỏ các lò gạch đất sét nung gây ô nhiễm môi trường.


Quỳnh Trang (TH/ Báo Hải Phòng)

 

Các tin khác:

Bình Thuận đầu tư NM sản xuất VLKN từ xỉ than Nhiệt điện Vĩnh Tân ()

Yên Bái: Sản xuất gạch không nung gặp khó khăn về tiêu thụ ()

Lâm Đồng: Để phát triển gạch không nung đúng lộ trình ()

Cần Thơ: Nghiệm thu dự án thiết kế, chế tạo máy ép gạch không nung ()

Lạng Sơn: Hiệu quả chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Nghiệm thu và trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung ()

Cao Bằng:Cần có cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

ĐBSCL: Gạch không nung có thể thay thế hoàn toàn vật liệu xây dựng nung ()

Hà Giang: Sử dụng gạch không nung trong xây dựng góp phần bảo vệ môi trường ()

Hải Phòng: Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?