Thời gian qua, thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cao Bằng đã tập trung phát triển các dự án đầu tư sản xuất vật liệu không nung, đồng thời xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, do nhiều nguyên nhân, việc dỡ bỏ lò gạch thủ công vẫn còn chậm, bên cạnh đó việc sử dụng vật liệu xây không nung vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, cần có chính sách khuyến khích các công trình sử dụng gạch không nung, phấn đấu giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung và lò gạch thủ công vào năm 2020 theo lộ trình của tỉnh.

Hiện toàn tỉnh có 11 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng sản xuất gạch không nung.
Căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2013 UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1868 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Quyết định cũng nêu rõ về vấn đề ưu đãi hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn vốn từ chính sách khuyến công, đổi mới khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; yêu cầu các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải đưa vật liệu xây không nung vào thi công. Theo đó, đã có một số doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở, thiết bị dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung, chủ yếu là gạch không nung.
Qua tổng hợp của Sở Xây dựng, hiện toàn tỉnh Cao Bằng có 11 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng sản xuất gạch không nung với công suất thiết kế 85 triệu viên gạch quy chuẩn/năm. Trong đó có 5 cơ sở nhà máy đi vào hoạt động, có 3 đơn vị sản xuất thực hiện công bố hợp quy sản phẩm gạch không nung đó là: Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bảo Ngọc, Công ty CP Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng.
Bên cạnh đó còn có khoảng hơn 80 cơ sở, hộ cá thể tham gia sản xuất gạch không nung, hằng năm cung ứng cho thị trường hơn 40 triệu viên gạch xây không nung. Theo lộ trình, khi cả 11 dự án sản xuất gạch không nung đi vào hoạt động, sản xuất ổn định, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt 70% nhu cầu vật liệu xây không nung trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, lượng tiệu thụ gạch xây không nung vẫn còn chậm. Điển hình như tại Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng, trong năm 2014 đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất từ 7 - 9 triệu viên/năm, thế nhưng với tốc độ tiêu thụ chậm nên cũng chưa phát huy hết công suất. Theo lãnh đạo Công ty cho biết, cũng do thói quen sử dụng gạch nung truyền thống của người dân, sản phẩm gạch không nung chủ yếu tiêu thụ cho các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trong khi đó việc cắt giảm đầu tư công cũng đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Đến hết tháng 10/2016, Công ty mới tiêu thụ được hơn 2 triệu viên gạch xây không nung.
Công ty CP Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng cũng là một trong những đơn vị đã mạnh dạn đầu tư hai dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất 20 triệu viên/năm, sản phẩm đã được cấp chứng nhận công bố hợp quy, thế nhưng do mức độ tiêu thụ sản phẩm gạch còn hạn chế nên Công ty cũng chưa phát huy hết công suất.
Quyết định cũng nêu rõ về vấn đề ưu đãi hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn vốn từ chính sách khuyến công, đổi mới khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; yêu cầu các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải đưa vật liệu xây không nung vào thi công. Theo đó, đã có một số doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở, thiết bị dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung, chủ yếu là gạch không nung.
Qua tổng hợp của Sở Xây dựng, hiện toàn tỉnh Cao Bằng có 11 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng sản xuất gạch không nung với công suất thiết kế 85 triệu viên gạch quy chuẩn/năm. Trong đó có 5 cơ sở nhà máy đi vào hoạt động, có 3 đơn vị sản xuất thực hiện công bố hợp quy sản phẩm gạch không nung đó là: Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bảo Ngọc, Công ty CP Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng.
Bên cạnh đó còn có khoảng hơn 80 cơ sở, hộ cá thể tham gia sản xuất gạch không nung, hằng năm cung ứng cho thị trường hơn 40 triệu viên gạch xây không nung. Theo lộ trình, khi cả 11 dự án sản xuất gạch không nung đi vào hoạt động, sản xuất ổn định, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt 70% nhu cầu vật liệu xây không nung trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, lượng tiệu thụ gạch xây không nung vẫn còn chậm. Điển hình như tại Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng Cao Bằng, trong năm 2014 đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất từ 7 - 9 triệu viên/năm, thế nhưng với tốc độ tiêu thụ chậm nên cũng chưa phát huy hết công suất. Theo lãnh đạo Công ty cho biết, cũng do thói quen sử dụng gạch nung truyền thống của người dân, sản phẩm gạch không nung chủ yếu tiêu thụ cho các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trong khi đó việc cắt giảm đầu tư công cũng đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Đến hết tháng 10/2016, Công ty mới tiêu thụ được hơn 2 triệu viên gạch xây không nung.
Công ty CP Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng cũng là một trong những đơn vị đã mạnh dạn đầu tư hai dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất 20 triệu viên/năm, sản phẩm đã được cấp chứng nhận công bố hợp quy, thế nhưng do mức độ tiêu thụ sản phẩm gạch còn hạn chế nên Công ty cũng chưa phát huy hết công suất.

Do nhiều nguyên nhân, việc dỡ bỏ lò gạch thủ công vẫn còn chậm. Thành phố Cao Bằng đang phấn đấu đến hết tháng 6/2017 sẽ thực hiện dỡ bỏ xong toàn bộ số lò gạch thủ công trên địa bàn.
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung và kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhằm từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai, không khí rất cần được khuyến khích. Tuy nhiên, thực tế, việc xóa bỏ lò gạch thủ công không hẳn dễ thực hiện được ngay trong thời gian ngắn.
Theo tổng hợp hiện nay, toàn tỉnh còn khoảng 20 lò gạch nung thủ công, trong đó tập trung nhiều ở Thành phố và huyện Hòa An. Riêng Thành phố mặc dù các cấp, ngành chức năng đã tuyên truyền vận động các chủ lò gạch ngừng sản xuất và tự dỡ lò theo quy định, thế nhưng cũng vì kế sinh nhai, một số chủ lò vẫn sản xuất hoặc vẫn đốt lò nốt những mẻ gạch mộc còn tồn.
Theo lộ trình, Thành phố phấn đấu đến hết tháng 6/2017 sẽ thực hiện dỡ bỏ xong toàn bộ số lò gạch thủ công trên địa bàn. Về phía Sở Xây dựng cũng đã tham mưu cho tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò gạch, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
Để đảm bảo thực hiện theo lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất gạch không nung, thiết nghĩ tỉnh cần tiếp tục có cơ chế, chính sách cụ thể hơn nữa trong việc sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng. Các cấp địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chủ lò thực hiện dỡ bỏ lò gạch thủ công, trả lại cảnh quan, môi trường sinh thái, góp phần xây dựng bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại.
Theo tổng hợp hiện nay, toàn tỉnh còn khoảng 20 lò gạch nung thủ công, trong đó tập trung nhiều ở Thành phố và huyện Hòa An. Riêng Thành phố mặc dù các cấp, ngành chức năng đã tuyên truyền vận động các chủ lò gạch ngừng sản xuất và tự dỡ lò theo quy định, thế nhưng cũng vì kế sinh nhai, một số chủ lò vẫn sản xuất hoặc vẫn đốt lò nốt những mẻ gạch mộc còn tồn.
Theo lộ trình, Thành phố phấn đấu đến hết tháng 6/2017 sẽ thực hiện dỡ bỏ xong toàn bộ số lò gạch thủ công trên địa bàn. Về phía Sở Xây dựng cũng đã tham mưu cho tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò gạch, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
Để đảm bảo thực hiện theo lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất gạch không nung, thiết nghĩ tỉnh cần tiếp tục có cơ chế, chính sách cụ thể hơn nữa trong việc sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng. Các cấp địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chủ lò thực hiện dỡ bỏ lò gạch thủ công, trả lại cảnh quan, môi trường sinh thái, góp phần xây dựng bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại.
Quỳnh Trang (TH/ TH Cao Bằng)