Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Giới thiệu chung về vật liệu không nung

08/01/2015 3:12:22 PM

Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu trong các công trình xây dựng của các quốc gia trên thế giới đều hướng đến tiêu chí thân thiện với môi trường. Chính sách được các nước lựa chọn để khuyến khích, phát triển vật liệu không nung (VLKN) là thông qua giá cả, hỗ trợ kinh phí đầu tư nghiên cứu, sản xuất, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế… tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ VLKN.

1. Đặc điểm chung

Vật liệu không nung là một thuật ngữ chung để chỉ các loại vật liệu sau khi tạo hình, thông qua các phản ứng lý hóa giữa các vật liệu thành phần trong bản thân nó (xi măng, vôi…) làm chất liên kết, có thể phát triển cường độ mà không cần giai đoạn thiêu kết (không qua nung).

Là loại vật liệu có nhiều ưu điểm về kỹ thuật như cách nhiệt, cách âm tốt, khả năng chống thấm cao, giảm nhẹ tải trọng tường xây trong công trình từ 40 – 50%, giảm kết cấu móng, thích hợp cho những công trình cao tầng. Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, nên không làm giảm diện tích trồng cây lương thực. Tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.

Có thể tạo đa dạng loại hình sản xuất, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng dạng trong xây dựng. Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị không chế nhiều về mặt bằng sản xuất, suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung.


Sử dụng vật liệu không nung đang là xu hướng chung của toàn thế giới.

Các loại VLKN theo mức độ phức tạp của công nghệ có thể chia làm 3 nhóm chính:

- Bê tông khí chưng áp (ACC), có khối lượng thể tích từ 400 – 1.000kg/m3, cường độ nén 2,5 – 10Mpa;

- Bê tông nhẹ, có khối lượng thể tích từ 400 – 1.200kg/m3, cường độ nén 1,0 – 10Mpa;

- Các loại VLKN khác, bao gồm: gạch silicat (vôi + cát chưng áp, gạch xi măng + cốt liệu), gạch đất không nung (đất sét + cốt liệu + các chất phụ gia), các loại tấm tường trần thạch cao, tấm 3D, các loại vật liệu xây và lợp tự nhiên (đá ong, đá chẻ)…

Các nước có nền khoa học công nghiệp và kinh tế phát triển là những nước đi tiên phong trong việc nghiên cứu để sản xuất và ứng dụng các loại VLKN phục vụn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người, đặc biệt là các loại vật liệu không nung có các đặc tính có thể giúp con người cải thiện điều kiện sống đảm bảo, an toàn và tiện nghi hơn.

Trong 3 loại gạch không nung nói trên, loại ACC được quan tâm nhất, vì đặc tính ưu việt của nó.

- Khả năng cách nhiệt cao, hơn 3 – 8 lần so với vật liệu xây dựng truyền thống, cho phép tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ cho máy điều hòa, chống cháy tốt, gấp 2 – 4 lần gạch đất sét nung, không gây độc hại cho người sử dụng, tuổi thọ cao…

- Gạch ACC nhẹ hơn 2 – 3 lần gạch xây đất sét nung và nhẹ hơn 4 – 5 lần bê tông thường, cho phép giảm 12 – 20% kết cấu móng, 15 – 20% khối lượng thép cho kết cấu dầm và cột, dễ dàng vận chuyển, dễ dàng cắt, đục, mài, xẻ rãnh để lắp đặt cáp điện, ống nước… thi công nhanh gấp 3 – 5 lần so với gạch đặc đất sét nung, ít tốn vữa và công hoàn thiện.

Đứng hàng đầu về bê tông bọt khí phải kể đến Ba Lan, với 8 bằng sáng chế độc quyền về lĩnh vực này. Đến nay trên thế giới đã có hơn 40 quốc gia sản xuất loại vật liệu này, trong đó phát triển nhất tại các nước Pháp, Nga, Mỹ, Ba Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Sản lượng hàng năm ước đạt hàng trăm triệu mát khối (riêng Trung Quốc là 35 triệu m3).

Năm 1965, Trung Quốc đã mua bản quyền và thiết bị đồng bộ sản xuất bê tông bọt khí của hãng Siporex Thụy Điển. Năm 1967, Trung Quốc đã triển khai thi công xây dựng nhà máy bê tông bọt khí đầu tiên tại Bắc Kinh với dây chuyền sản xuất lấy nguyên liệu chính là xi măng, xỉ quặng và cát.

Năm 1980, nhà máy bê tông bọt khí từ nguyên liệu tro xỉ than quy mô lớn đầu tiên ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đồng bộ do Trung Quốc chế tạo được khánh thành, đó là nhà máy bê tông silicat khí ở thành phố Vũ Hán. Công suất thiết kế của nhà máy là 100.000m3/năm; đến năm 1999 đã đạt sản lượng 230.000m3/năm.

Hiện nay, số lượng nhà máy bê tông bọt khí ở Trung Quốc đã vượt quá con số 400 nhà máy.Trong  đó bê tông bọt khí từ tro xỉ than bột chiếm 80%, bê tông bọt khí sử dụng cát chiếm 20%.

2. Chính sách phát triển VLKN của 1 số quốc gia châu Á

Chính sách phát triển VLKN của các quốc gia châu Á không giống nhau.Phần lớn các nước điều tiết sử dụng các loại vật liệu trong xây dựng công trình bằng chính sách giá cả.

Chính phủ Malaysia đã xây dựng chương trình công nghiệp hóa xây dựng nhà ở, trong đó chú trọng công nghệ xanh, chống ô nhiễm môi trường, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nhanh tốc độ xây dựng các công trình. Các loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu thi công nhanh, thuận tiện cho cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, thân thiện với môi trường… được lựa chọn. Trong thực tế ngành công nghiệp sản xuất gạch block bê tông khí đã phát triển mạnh nhờ đáp ứng  được mục tiêu của Chính phủ.

Thái Lan là quốc gia được đánh giá sử dụng rất nhiều VLKN trong các công trình xây dựng. Nước này đã sản xuất thành công bê tông nhẹ cách đây khoảng 10 năm. Hiện nay, cả nước có 4 nhà máy bê tông khí và bê tông bọt đang hoạt động, mỗi nhà máy có công suất khoảng 200.000m3/năm, áp dụng công nghệ sản xuất của Đức và Nhật Bản.

Các doanh nghiệp được biết đến nhiều nhất là CPAC Concrete Industry Co.,Ltd có công suất 4 triệu m2 panel tường theo công nghệ Nhật Bản và doanh nghiệp bê tông khí chưng áp Q.CON theo công nghệ Đức, có công suất 200.000m3/năm.

Do thị trường VLKN của Thái Lan  tự điều tiết, nên Chính phủ hiện nay chua có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại vật liệu này. Giá VLKN tại Thái Lan rẻ hơn từ 2 – 2,5 lần, giá vật liệu lợp không nung rẻ hơn từ 4 – 5 lần so với vật liệu nung.

Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đã có một số chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng VLKN như tăng 17% thuế đối với sản xuất gạch đất sét nung. Chủ trương từng bước thay thế vật liệu xây cũ như gạch đất sét nung bằng cách hỗ trợ phát triển loại hình sản xuất vật liệu mới như gạch xây không nung, gạch block nhẹ, siêu nhẹ, các loại tấm làm vách, tấm tường bằng vật liệu nhẹ…

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển VLKN như  đầu tư kinh phí nghiên cứu phát triển vật liệu mới. Các dự án đầu tư để sản xuất vật liệu xây mới, dự án cải tạo để sản xuất vật liệu mới được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp. Các dự án đầu tư mới, dự án cải tạo kỹ thuật được hưởng chính sách thuế 0% thuế điều tiết tài sản cố định.

Các doanh nghiệp sử dụng phế thải công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất VLKN (tro bay, xỉ nhiệt điện, các phế thải công nghiệp khác…) được miễn thuế thu nhập 5 năm. Các doanh nghiệp sử dụng trên 30% phế thải làm nguyên liệu sản xuất vật liệu mới được miến thuế giá trị gia tăng.

Không thu hồi phí đối với các doanh nghiệp xả các phế thải có thể tái sử dụng để sản xuất vật liệu mới, các doanh nghiệp này còn phải có trách nhiệm hỗ trợ các đơn vị tái sử dụng phế thải của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp xử lý phế thải công nghiệp để sản xuất ra các loại sản phẩm khác được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Đà Nẵng triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung ()

Vật liệu xây không nung: Chậm phát triển - đầu ra khó ()

Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương ()

Kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Hải Phòng khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung ()

Quảng Ninh: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chưa hết khó ()

Điện Biên: Ưu điểm vượt trội nhưng gạch không nung vẫn khó phát triển ()

Hải Dương: VLXKN đang đứng trước cơ hội phát triển ()

Khánh Hòa: Vật liệu xây không nung khó tìm đầu ra ()

Bắc Giang: Phát triển gạch không nung gặp nhiều vướng mắc ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?