Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Vật liệu xây không nung: Chậm phát triển - đầu ra khó

09/12/2014 9:57:58 AM

Hiện nay, do người dân chưa hiểu hết những lợi ích từ việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) nên việc phát triển loại vật liệu này còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những chính sách của Nhà nước và Bộ Xây dựng, người dân cũng cần nhận thức rõ và có trách nhiệm thúc đẩy việc sử dụng VLXKN thay thế cho vật liệu nung.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 về Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 nhưng tới thời điểm này, mục tiêu thay thế 20 - 25% gạch đất sét nung bằng gạch không nung vào năm 2015 và 30 - 40% vào năm 2020 xem ra còn khá xa vời.


Vật liệu xây không nung là xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng trong tương lai.

Theo con số thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, mỗi năm cả nước sản xuất, tiêu thụ 22 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn và con số này lên đến 40 tỷ viên vào  năm 2020. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung thì phải dùng đến 1,5 triệu m3 nông nghiệp, đất ruộng, tương đương 75 ha, độ sâu khai thác là 2m, việc đốt lò còn phải sử dụng đến hàng triệu tấn than. Điều này ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của địa phương, thải ra hàng chục vạn tấn tro xỉ, 17 triệu tấn CO2, gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân người dân sử dụng gạch đất sét nung chủ yếu là do thói quen. Để có thể thúc đẩy việc sử dụng VLXKN thay thế cho vật liệu nung, thì điều quan trọng nhất là phải khiến người dân hiểu tác dụng của VLXKN.  Bên cạnh đó là nhận thức của các doanh nghiệp xây dựng khi chọn VLXKN cho công trình, hay trách nhiệm của chủ lò gạch thủ công khi chấp hành lộ trình xóa bỏ phương thức sản xuất cũ, xây dựng nhà máy sản xuất VLXKN đạt tiêu chuẩn.

Ông Trần Duy Phúc, Giám đốc Công ty CP Cơ khí và vật liệu xây dựng (Kiến An, Hải Phòng) cho biết, các loại sản phẩm VLXKN phong phú như gạch lát hè, gạch xây dựng… Những vật liệu này có nhiều ưu điểm về chất lượng, như cường độ chịu lực và khả năng chống thấm cao. Khi xây nhanh hơn, đẹp và tiết kiệm hơn do hình dáng, kích thước vuông thành sắc cạnh, không cong vênh, nên sử dụng vữa ít hơn, tường phẳng, mạch vữa nhỏ. Giá thành sản phẩm khá cạnh tranh, rẻ hơn gạch nung từ 20 -30%.

Đặc biệt, nguồn nguyên liệu sản xuất gạch không nung khá phong phú, có thể tận dụng được phế liệu từ các nhà máy, các công trình xây dựng phá dỡ, mạt đá, xỉ than, vôi chạt... Đây có thể được coi là hướng đi tất yếu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Nhưng trên thực tế, việc phát triển loại vật liệu này trên cả nước còn chậm, đầu ra đối với sản phẩm khó khăn, nhìn chung sản phẩm gạch không nung chưa được thị trường đón nhận rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc xóa bỏ lò gạch thủ công ở một số địa phương diễn ra chưa đạt tiến độ yêu cầu, do doanh nghiệp và các chủ lò sản xuất gạch nung chịu thuế bảo vệ môi trường còn thấp; giá nguyên liệu, nhiên liệu và nhân công rẻ... Vì vậy, gạch không nung vẫn đang bị gạch nung truyền thống cạnh tranh gay gắt. Do đó, cùng với các quy định của Nhà nước, cần có những chế tài cụ thể như: tăng thuế đối với việc sử dụng đất sét, thuế bảo vệ tài nguyên, môi trường, kiên quyết xóa bỏ các lò gạch thủ công...

Quỳnh Trang (TH/ Tin tức)

 

Các tin khác:

Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung tại các địa phương ()

Kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Hải Phòng khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung ()

Quảng Ninh: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chưa hết khó ()

Điện Biên: Ưu điểm vượt trội nhưng gạch không nung vẫn khó phát triển ()

Hải Dương: VLXKN đang đứng trước cơ hội phát triển ()

Khánh Hòa: Vật liệu xây không nung khó tìm đầu ra ()

Bắc Giang: Phát triển gạch không nung gặp nhiều vướng mắc ()

Thanh Hóa: Nhu cầu sử dụng gạch không nung còn rất hạn chế ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?