Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Gạch không nung - Giải pháp mới về vật liệu xây dựng cho người dân miền núi tại Nghệ An

16/05/2017 3:22:27 PM

Do khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất gạch đất nung tại chỗ nên các công trình, xây dựng trên các địa bàn miền núi thường phải cộng thêm rất nhiều chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng. Sản xuất gạch không nung được coi là giải pháp mới, là vật liệu thay thế các loại gạch nung xây dựng truyền thống cho địa bàn này.

Ở các huyện như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong... tại Nghệ An nguồn nguyên liệu dùng cho việc sản xuất gạch nung rất khan hiếm. Vì vậy, để có gạch xây đều phải vận chuyển từ miền xuôi. Giá thành xây dựng các công trình vì thế cũng trở nên đắt đỏ.

Chủ trương phát triển, sử dụng vật liệu gạch không nung trong xây dựng đã được Chính phủ thể hiện qua nhiều văn bản. Cùng với đó là lộ trình yêu cầu xóa bỏ các lò gạch thủ công hoặc lò thủ công cải tiến. Nắm bắt xu hướng phát triển này, từ năm 2016, Công ty Đại Nam đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất 35 triệu viên mỗi năm tại xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Sử dụng gạch không nung tuy còn mới mẻ với đồng bào miền núi nhưng bước đầu chất lượng sản phẩm của nhà máy đã được nhân dân ghi nhận.
 

Công ty CP tư vấn xây dựng và khai thác khoáng sản Đại Nam đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng nhà máy gạch không nung ở huyện miền núi Nghệ An.

 
Theo chia sẻ của ông Lô Văn Dậu ở Bản Tam Bông, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, khi sử dụng gạch không nung để xây nhà, làm bể nước thấy chất lượng rất tốt, chi phí vật liệu lại giảm.

Đầu tư 11 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các huyện miền Tây xứ Nghệ là bước đi mạnh dạn của doanh nghiệp. Bên cạnh sản phẩm gồm các loại gạch đặc, gạch 2 lỗ phổ biến, nhà máy gạch không nung Đại Nam còn sản xuất các loại gạch 3 lỗ, 6 lỗ và gạch bloc. Ưu điểm của sản phẩm này là có cường độ nén cao, bề mặt nhẵn, do đó tiết kiệm được vữa trát, chịu đựng tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nói về các sản phẩm gạch không nung, ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng & Khai thác Khoáng sản Đại Nam cho biết, ngoài chứng chỉ ISO 9001:2015 đã được chứng nhận, hiện tại chúng tôi đang đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm để được đưa vào báo giá vật liệu xây dựng, để sản phẩm có thể chính thức được đưa vào phục vụ các công trình ở miền núi.

Mặc dù đã có chủ trương nhưng việc đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung nhiều năm nay vẫn không được các doanh nghiệp mặn mà. Trong khi đó, đầu tư sản xuất loại gạch này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm được khoảng 40% giá thành so với các loại gạch nung truyền thống.

Đánh giá về sản phẩm gạch không nung, ông Vi Mỹ Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết gạch này đã được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng. Vì thế sắp tới xây dựng tòa nhà ủy ban chúng tôi sẽ sử dụng vật liệu này cũng như ưu tiên đua vào các công trình dự án xây dựng trên địa bàn.

Với những ưu điểm nổi trội như độ bền cao, cách âm tốt, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường, gạch không nung cần sớm được thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn trong danh mục vật liệu xây dựng để nhân dân các địa bàn miền núi được giải quyết khó khăn về vật liệu xây hiện nay.

Quỳnh Trang (TH/ TH Nghệ An)

 

Các tin khác:

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh phát triển sản xuất gạch không nung ()

Đà Nẵng: Gạch không nung khó tiêu thụ trên thị trường ()

Hải Phòng: Sản xuất gạch không nung từ tro xỉ góp phần bảo vệ môi trường ()

Khánh Hòa: Phát triển vật liệu xây không nung có nhiều tín hiệu khả quan ()

Điện Biên sử dụng gạch không nung chưa đúng lộ trình ()

Thanh Hóa: Sản xuất và tiêu thụ gạch không nung tăng mạnh ()

Rào cản vật liệu xây dựng xanh trong các công trinhg vốn Nhà nước ()

Hải Phòng: Sản xuất gạch không nung từ phế thải lò vôi và nhà máy nhiệt điện ()

Sản xuất tiêu thụ vật liệu xây không nung – Những vướng mắc, tồn tại và giải pháp ()

Quảng Bình: Để vật liệu xây không nung đi vào thực tiễn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?