Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Quảng Ninh: Khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường

04/07/2018 9:33:28 AM

Thời gian qua, công tác quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có gần 200 dự án khai thác khoáng sản và đều được thực hiện trên cơ sở các Quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030; Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản có phân tán nhỏ lẻ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

Các đơn vị khai thác khoáng sản đa số đã thực hiện lập dự án cải tạo phục hồi môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó đã đưa ra các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường khi kết thúc quá trình khai thác mỏ. Đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành trồng cây phủ xanh được khoảng 1,360 ha. Riêng 5 tháng đầu năm 2018, đã trồng cây cải tạo phục hồi môi tường được 60 ha bãi thải trên tổng số 100 ha theo kế hoạch năm 2018. Tổng Công ty Đông Bắc cũng đã chỉ đạo 4 mỏ khai thác lộ thiên kết thúc khai thác, triển khai cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng các nội dung dự án được duyệt.

Ngành than cũng đang tích cực triển khai đề án đảm bảo môi trường cấp bách và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 25/1/2018. Bên cạnh đó, các đơn vị ngành than đều đã triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, chống bụi, chống ồn. Đặc biệt, TKV đã chỉ đạo các đơn vị không vận chuyển than trên Quốc lộ 18, Quốc lộ 10 và các tuyến tỉnh lộ; hoàn thành băng tải Lép Mỹ - cảng KM 6 và đang triển khai tuyến băng tải Khe Ngát – Điền Công thay thế việc vận chuyển than bằng ô tô chủ yếu trên tuyến đường kho G9 - cảng Khe Dây và một phần than cục, than bùn trên tuyến đường Vàng Danh – Điền Công. Song song với đó, Tập đoàn cũng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai, tiến tới chấm dứt hoạt động của Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng…

Ngoài ra, các đơn vị khai thác khoáng sản ngoài than trên địa bàn đã có hệ thống rãnh, hố lắng thu gom nước mưa chảy tràn để lắng cặn trước khi thải ra môi trường. Một số đơn vị tận dụng nước mưa chảy tràn sau khi lắng cặn để tuần hoàn tưới nước dập bụi, phục vụ sản xuất, tạo cảnh quan môi trường.

Nhằm từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước, kể từ năm 2009, toàn bộ các dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới trên địa bàn tỉnh đều phải lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường thì mới được tỉnh xem xét làm thủ tục giao đất, cho thuê đất. Các hồ sơ ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xem xét thẩm định nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn quy định.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ trong hoạt động khai thác khoáng sản như: Quyết định số 130/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 2061/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 2222/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020...

Ngoài ra, tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành và UBND các địa phương có liên quan tăng cường công tác kiểm soát môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo trước khi đi vào vận hành các dự án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên tổ chức họp, kiểm điểm với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc về thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường; định kỳ hàng năm trước mùa mưa bão đôn đốc các đơn vị khai thác than, quặng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, rà soát hồ sơ kỹ thuật trong công tác lập kế hoạch, thiết kế bãi thải mỏ, hồ chứa bùn thải và kiểm tra các vị trí xung yếu cũng như thực hiện các biện pháp xử lý.

Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, tin tưởng rằng, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh sẽ đảm bảo sự ổn định bền vững, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
 
Bích Ngọc (TH/ CTT Quảng Ninh)

 

Các tin khác:

Sản xuất VLXD từ tro, xỉ là giải pháp cho bài toán môi trường tại Việt Nam ()

Xi măng và Khoáng sản Yên Bái hoàn thành việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ()

Hà Tĩnh: Tích cực sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm VLXD và làm nền đường giao thông ()

Giải pháp giúp doanh nghiệp xi măng xử lý triệt để vấn đề môi trường ()

Quảng Ninh: Sản xuất vôi sạch với công nghệ giảm phát thải ()

Sử dụng tro bay của Formosa Hà Tĩnh để làm nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Bắc Kạn: Kiên quyết chấm dứt hoạt động lò gạch đất sét nung ()

Ngành xi măng tăng trưởng nhưng cần phải bảo vệ môi trường ()

Bình Phước: Cần khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng không ô nhiễm ()

Xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xi măng "xanh" (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?