Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Bình Phước: Cần khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng không ô nhiễm

04/04/2018 10:26:12 AM

Hiện các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu được sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Phước như xi măng, gạch xây dựng... đang có bước tăng trưởng vượt bậc. Từ chỗ cung không đủ cầu, đến nay vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh, vừa cung cấp cho các tỉnh, thành trong khu vực. Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi, sét phục vụ sản xuất xi măng; đất sét phục vụ sản xuất vật liệu nung; đá và cát phục vụ xây dựng... được thăm dò, khai thác và chế biến theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng.

Dự báo đến năm 2020, ở Bình Phước, nhu cầu vật liệu lợp cần khoảng 1,75 - 1,8 triệu m3, đá xây dựng từ 1,37 - 1,45 triệu m3, cát xây dựng từ 2,17 - 2,18 triệu m3 và hiện các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Bình Phước sẽ nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng gấp 1,3 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng trung bình đạt 5%/năm và thu hút khoảng 1.000 lao động mới vào làm việc, trong đó 10% là cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên. Phương án quy hoạch là phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp và khai thác, chế biến đá xây dựng, cát, bê tông, vật liệu trang trí hoàn thiện và vật liệu san lấp.

Bên cạnh những tác động tích cực thì ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong tỉnh cũng đang để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc, như dân cư sống gần các mỏ khai thác đá, lò đốt gạch phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí... Các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở hai bên bờ. Các cơ sở sản xuất đá xây dựng sử dụng thuốc nổ công nghiệp phá đá và máy móc hạng nặng phục vụ chế biến không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi mà còn phát sinh những loại chất thải nguy hại. Ngoài ra, hoạt động nung gạch sử dụng đất sét và than, củi thải ra khí CO2 độc hại vào môi trường không khí ảnh hưởng sức khỏe nhân dân. Hầu hết các loại chất thải rắn trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, như vụn, bột than, củi, xỉ than, gạch thải loại... chưa được thu gom, xử lý đúng quy cách. Trong khi điểm xử lý rác tại các địa bàn còn thiếu, nhất là đối với chất thải nguy hại thì những loại rác thải trên đang tạo thành một áp lực ngày càng lớn đối với môi trường sống của nhân dân.

Trước thực trạng nêu trên, ngày 6/2/2018, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2018. Theo đó, các cơ sở sản xuất vật liệu, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường mỗi năm 1 lần và gửi về Sở Xây dựng trước ngày 31/12 hàng năm. Các nhà thầu phải có nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định. Trong trường hợp phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng, các cơ sở sản xuất, xây dựng bị buộc dừng thi công, sản xuất...

Chính sách này cho thấy, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng đang ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, để thông tư đi vào cuộc sống, ngoài tăng cường kiểm tra, kiểm soát, các cấp và ngành chức năng cũng cần đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung phục vụ xây dựng; vận động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất... và tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường.
Quỳnh Trang (TH/ Báo Bình Phước)

 

Các tin khác:

Xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xi măng "xanh" (P2) ()

Xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xi măng "xanh" (P1) ()

Thanh Hóa: Hướng tới sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ()

VICEM Sông Thao - Mô hình sản xuất xi măng thân thiện môi trường ()

Kiểm soát khí thải từ các ngành than, hóa chất, xi măng, thép ()

Sử dụng thạch cao góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường ()

Xi măng Phúc Sơn hoàn thành các công trình xử lý môi trường ()

Thúc đẩy phát triển VLXD bền vững từ sử dụng tro bay nhiệt điện ()

Vai trò của vật liệu thân thiện môi trường ()

Sơn La: Tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?