Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Bắc Kạn: Kiên quyết chấm dứt hoạt động lò gạch đất sét nung

02/05/2018 3:55:04 PM

Việc xóa bỏ lò gạch nung thủ công tại Bắc Kạn đến nay chưa đạt lộ trình đề ra. UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt, kiên quyết chấm dứt hoạt động lò gạch đất sét nung tại tất cả các khu vực trong tỉnh.


Tại các lò gạch còn rất nhiều gạch mộc và đất nguyên liệu.
 
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xóa bỏ các lò gạch nung thủ công, tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 quy định về hoạt động sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ngày 09/9/2016 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND quy định cụ thể lộ trình xóa bỏ các lò nung thủ công đối với từng khu vực, từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đến trước ngày 31/12/2017 sẽ chấm dứt toàn bộ hoạt động nung đốt gạch thủ công tại tất cả các địa phương, khu vực trên toàn tỉnh.

Đến nay, đã quá hạn lộ trình phải thực hiện chấm dứt hoạt động của các lò gạch nung thủ công nhưng tại một số địa phương, các lò gạch thủ công vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện còn 56 lò gạch đất sét nung thủ công chưa được xóa bỏ, cụ thể: 21 lò tại huyện Bạch Thông; 16 lò tại huyện Ba Bể; 17 lò tại thành phố Bắc Kạn; 2 lò tại huyện Na Rì.

Qua quan sát thực tế, tại các cơ sở sản xuất vẫn đang tiếp tục tập kết than để nung đốt gạch mộc và nguyên liệu đã tập kết; hầu hết tại các lò còn rất nhiều gạch mộc, lượng đất nguyên liệu cũng còn khá lớn, đơn cử như tại tổ Phiêng My, phường Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn). Theo phản ánh của chính quyền địa phương, các chủ cơ sở vẫn tiếp tục kiến nghị cho phép nung đốt gạch đến hết 31/12/2018.

Theo Sở Xây dựng, mặc dù đã nắm được lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công nhưng các cơ sở sản xuất chưa có ý thức tự giác thực hiện; đồng thời việc chuyển đổi nghề cho chủ cơ sở sản xuất và người lao động tại các lò gạch nung cũng đang gặp khó khăn. Mặt khác, chính quyền một số địa phương chưa vào cuộc, các chủ cơ sở sản xuất gạch nung thủ công không ký cam kết xóa bỏ lò gạch và hoàn trả lại mặt bằng. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khách quan như: Sản lượng gạch tuynel trên địa bàn không đạt công suất thiết kế, vật liệu xây không nung chưa đáp ứng nhu cầu; nguyên liệu sản xuất gạch đất sét nung còn tồn nhiều; chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch không nung còn khó khăn; thiếu chế tài xử lý đối với các cơ sở chưa thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công...

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo kiên quyết chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung thủ công trên toàn tỉnh, đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi lò gạch nung thủ công sang gạch không nung; các ngành, địa phương phải nghiêm túc thực hiện các quyết định, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh về việc tiếp tục thực hiện lộ trình xóa bỏ lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng và tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng.

Đối với các huyện Ba Bể, Bạch Thông, Na Rì và thành phố Bắc Kạn, UBND tỉnh dứt khoát yêu cầu dừng ngay các hoạt động sản xuất, nung đốt lò gạch thủ công trên địa bàn quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp các chủ cơ sở sản xuất lò gạch thủ công cố tình chây ỳ, không tự nguyện tháo dỡ, chấm dứt hoạt động thì các địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6348/UBND-XDCB ngày 18/12/2017 về việc thực hiện lộ trình xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Bắc Kạn)

 

Các tin khác:

Ngành xi măng tăng trưởng nhưng cần phải bảo vệ môi trường ()

Bình Phước: Cần khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng không ô nhiễm ()

Xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xi măng "xanh" (P2) ()

Xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xi măng "xanh" (P1) ()

Thanh Hóa: Hướng tới sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ()

VICEM Sông Thao - Mô hình sản xuất xi măng thân thiện môi trường ()

Kiểm soát khí thải từ các ngành than, hóa chất, xi măng, thép ()

Sử dụng thạch cao góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường ()

Xi măng Phúc Sơn hoàn thành các công trình xử lý môi trường ()

Thúc đẩy phát triển VLXD bền vững từ sử dụng tro bay nhiệt điện ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?