Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm phát triển đô thị thông minh - bền vững

10/07/2012 9:50:28 PM

Ngày 10/7 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Siemmens Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo “Thành phố bền vững – Thách thức và Cơ hội”. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, Chủ tịch VCCI ông Vũ Tiến Lộc cùng đại diện các Cục, Vụ, Viện của Bộ Xây dựng và hơn 200 đại biểu khách mời tham dự hội nghị.



Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo của Bộ xây dựng và các cơ quan đồng tổ chức. Thách thức của Việt Nam về các vấn đề như dân số tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo, lãng phí hệ thống hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, ô nhiễm chưa được kiểm soát. Chính quyền đã cải tiến quy hoạch, tái cấu trúc không gian đô thị, phê duyệt 2025-2030, phát triển theo mạng lưới đô thị, phù hợp, đồng bộ, chất lượng đô thị tốt, giàu bản sắc, có vị thế xứng đáng và tính cạnh tranh cao trong phát triển vị thế quốc gia. Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn khuyến khích các bộ ngành, địa phương có cơ chế chính sách tốt và các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển đô thị bền vững.


Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Công tác phát triển đô thị luôn được xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm của ngành xây dựng. Là một quốc gia đang phát triển và có tốc độ đô thị hóa nhanh của khu vực Đông Nam châu Á, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Trong những năm vừa qua, với chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội đất nước, hệ thống các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng và quy mô. Bộ mặt đô thị Việt Nam đã có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Tại các địa phương đã hình thành những khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng, Linh Đàm… tạo dựng được những không gian đô thị mới, đáp ứng những nhu cầu của người dân về một môi trường sống và làm việc hiện đại tiệm cận gần với những tiêu chuẩn quốc tế, đô thị của thế kỷ 21. Những thành tựu nêu trên có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội và cộng đồng dân cư đô thị.

Bộ trưởng cũng cho rằng: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tốc độ đô thị hóa quá nhanh tại một số đô thị trung tâm cũng đồng thời tạo nhiều sức ép cho môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, hình thành những thách thức mới cho công tác quản lý phát triển đô thị. Cụ thể là sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị; công tác huy động vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật đô thị còn hạn chế trong khi nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao; năng lực quản lý phát triển đô thị của các cấp chính quyền còn yếu chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Đặc biệt các yêu cầu về việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, giảm các chi phí về tiêu hao năng lượng, kiểm soát ô nhiễm môi trường… đã trở thành những thách thức ngày càng găy gắt mà các đô thị tại Việt Nam không thể bỏ qua trên con đường phát triển của mình.

Hiện nay các đô thị tại Việt Nam đang sử dụng một khối lượng lớn các nguồn năng lượng như điện, than, nước sạch… cho các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế xã hội và dịch vụ sinh hoạt cho người dân. Nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thiểu chi phí đầu tư, vận hành là rất cấp thiết. Cụ thể như đối với việc tiêu thụ năng lượng tại đô thị lớn nhất Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm Thành phố phải trích khoảng 14-15% GDP để dành cho nhu cầu về năng lượng. Theo các nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học tiềm năng cắt giảm các chi phí dành cho nhu cầu này từ 10-40% là rất khả thi, tuy nhiên việc cắt giảm này đòi hỏi phải tăng chi phí đầu tư ban đầu lên khoảng 30-40%. Đây chính là trở ngại cơ bản cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng tại các đô thị. Tuy nhiên trước lợi ích lâu dài do việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng mang lại cũng như xu thế tất yếu của các tòa nhà thông minh, thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp chủ đầu tư hiện nay đã hướng đến việc sử dụng các công nghệ mới để tiết kiệm sử dụng năng lượng và giảm chi phí vận hành.

Là cơ quan được Chính phủ giao phụ trách lĩnh vực phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực tế phát triển đô thị, hỗ trợ để các chính quyền đô thị và các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển đô thị có thể tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ này.

Tại hội thảo, Tập đoàn Siemens Việt Nam và các chuyên gia cũng có buổi toạ đàm về các giải pháp công nghệ, khả năng ứng dụng và hiệu quả trong phát triển các thành phố thông minh và bền vững tại Việt Nam trong tương lai.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng

“Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Hội thảo “Các thành phố bền vững – Những thách thức và cơ hội” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Xây dựng và Tập đoàn Siemens phối hợp tổ chức. Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, tôi trân trọng cám ơn Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các quý vị đại biểu đã dành thời gian đến dự Hội thảo ngày hôm nay. Xin gửi tới quý vị lời chào mừng và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Là một quốc gia đang phát triển và có tốc độ đô thị hóa nhanh ở khu vực Đông Nam châu Á, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm qua, đặc biệt là sau hơn 25 năm đổi mới, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị Việt Nam đã có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về một môi trường sống và làm việc có chất lượng. Tính đến tháng 6/2012, mạng lưới đô thị quốc gia đã và đang được phát triển với khoảng 760 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá khoảng trên 31%, dự báo khoảng 45% trong 10 năm tới. Khu vực đô thị hàng năm đóng góp khoảng 70 -75% GDP của Việt Nam. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng, đô thị Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như: công tác quy hoạch, thiết kế đô thị còn nhiều bất cập, quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch chưa chặt chẽ, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ; hiệu quả đầu tư các dự án phát triển đô thị còn thấp; môi trường đô thị còn nhiều bức xúc,....Đặc biệt, các yêu cầu về việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, giảm các chi phí về tiêu hao năng lượng, kiểm soát ô nhiễm môi trường… đã trở thành những thách thức ngày càng găy gắt mà các đô thị tại Việt Nam không thể bỏ qua trên con đường phát triển của mình.

Hiện nay các đô thị tại Việt Nam đang sử dụng một khối lượng lớn các nguồn năng lượng như điện, than, nước sạch… cho các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế xã hội và dịch vụ sinh hoạt cho người dân. Nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thiểu chi phí đầu tư, vận hành là rất cấp thiết. Cụ thể như đối với việc tiêu thụ năng lượng tại đô thị lớn nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm thành phố phải trích khoảng 14-15% GDP dành cho nhu cầu về năng lượng. Theo nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học, tiềm năng cắt giảm các chi phí dành cho nhu cầu này từ 10-40% là rất khả thi, tuy nhiên việc cắt giảm này đòi hỏi phải tăng chi phí đầu tư ban đầu lên khoảng 30-40%. Đây chính là trở ngại cơ bản cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng tại các đô thị.

Để có thể giữ được đà tăng trưởng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng nóng, các đô thị Việt Nam đứng trước yêu cầu phải có những giải pháp phát triển khoa học, bền vững, hài hòa, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên trong quá trình phát triển đô thị, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.

Chủ đề về Phát triển đô thị bền vững là một trong những nội dung được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững RIO+20 tổ chức tại Braxin vừa qua. Điều này cho thấy vấn đề đô thị hóa trên toàn cầu, đặc biệt là tốc độ gia tăng nhanh, mạnh mẽ của các đô thị lớn khu vực Châu Á đã và đang là vấn đề trọng tâm cần được nghiên cứu cẩn trọng để có phương cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Về định hướng phát triển, Việt Nam luôn chủ trương phát triển hài hoà, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế và tạo sự liên kết giữa các vùng. Mục tiêu phát triển được đặt ra là từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển.

Ngay từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đó đã đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các công trình xây dựng. Năm 2005, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng cho các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả. Đây là những văn bản tạo điều kiện cho việc áp dụng những tiêu chuẩn và công nghệ tiết kiệm năng lượng vào các công trình tại các đô thị Việt Nam.

Hội thảo hôm nay là cơ hội tốt để chúng ta được tiếp cận với các kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các nước phát triển, đồng thời chia sẻ những thông tin về thực trạng và nhu cầu phát triển hệ thống đô thị tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn hội thảo sẽ tạo dựng được cầu nối giữa những nhà cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới phục vụ phát triển đô thị với các nhà quản lý đô thị và nhà đầu tư tại Việt Nam; từng bước hình thành những mô hình liên kết hiệu quả cho việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ để tiết kiệm tài nguyên và năng lượng trong quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam.

Là cơ quan của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển đô thị, Bộ Xây dựng luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển đô thị, hỗ trợ chính quyền các đô thị và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển đô thị có thể tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ này. Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp của các nhà tài trợ trong việc tổ chức cuộc hội thảo này và mong muốn các quý vị sẽ có những hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình phát triển hướng tới các đô thị hiện đại, nhân văn và bền vững".

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?