Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Khó khăn dây chuyền khi giá điện tăng

11/06/2013 6:51:19 AM

Đã có sự phản ứng trong các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp về Dự thảo cơ cấu giá bán điện mới của Bộ Công Thương.

Giá điện tăng nhưng không thể tiết kiệm, nhiều ngành sản xuất sẽ gặp khó khăn bởi đầu vào tăng, đầu ra không tăng nổi. Đã có sự phản ứng trong các Hiệp hội ngành hàng về dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện mà Bộ Công Thương vừa công bố.

Buông xuôi!

“Nhiều trang trại, nông hộ sản xuất gia súc, gia cầm đã buông xuôi luôn rồi chứ còn khó khăn gì nữa!”. Ông Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Đông Nam Bộ đã bộc bạch như thế khi phóng viên Tổ Quốc hỏi về những khó khăn nếu giá điện sản xuất tăng theo dự thảo của Bộ Công Thương đang lấy ‎ý kiến.

Ông Âu Thanh Long cho rằng, trong sản xuất, việc tăng giá điện kéo theo chi phí đầu vào tăng là điều chắc chắn, không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, điều ông Long lo lắng là riêng đối với ngành chăn nuôi không thể tiết kiệm điện được, nhất là thời điểm này đang là mùa nóng, các thiết bị máy móc đều chạy hết công suất.

“Đầu vào tăng, nhưng đầu ra không tăng nổi, khó khăn chồng chất khó khăn”, ông Âu Thanh Long than thở.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, hiện ngành chăn nuôi đang sản xuất dưới giá thành, tất cả các sản phẩm bán ra đều lỗ và ngành này đã lỗ từ hai năm nay rồi. Do đó, việc tăng giá điện sẽ khiến ngành chăn nuôi càng thêm điêu đứng.

Nếu lộ trình tăng giá điện là cần thiết thì theo ông Công, tăng trong thời điểm này là không phù hợp.

“Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, sức mua yếu. Chi phí đầu vào tăng nhưng người sản xuất không thể tăng giá bán. Sức sản xuất và tiêu thụ của thị trường yếu. Nếu tăng giá điện có thể sẽ dẫn đến những biến động bất ổn trên thị trường”, ông Nguyễn Trí Công cảnh báo.


Tăng giá điện, giá thành sản xuất sẽ đội lên, doanh nghiệp khó khăn là điều khó tránh khỏi.

Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều điện, việc tăng giá sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường đang thu hẹp.

Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty CP Giấy Sài Gòn cho biết, hàng tháng công ty ông phải trả hàng tỷ đồng tiền điện.

“Nếu chỉ cần giá điện tăng 5%, mỗi tháng chi phí sẽ đội lên hàng trăm triệu đồng. Đây là khoản chi phí không nhỏ trong bối cảnh nguồn vốn eo hẹp như hiện nay”, ông Cao Tiến Vị chia sẻ.

Theo các chuyên gia, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2013 “âm” không phải do năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên mà là do kinh tế khó khăn, sức mua giảm khiến nhiều nhóm hàng quan trọng giảm giá. Nếu cộng thêm giá điện tăng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp khóc dở, chết dở.

Một số ý kiến cho rằng, khi giá điện tăng có thể sẽ kéo theo khó khăn dây chuyền khi các nhà cung cấp giống vật nuôi, cây trồng, các nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành sản xuất lấy cớ tăng giá, điều này sẽ đẩy chi phí đầu vào của tổng thể ngành sản xuất tăng lên, gây áp lực giá cho đầu ra.

“Chi phí đầu vào tăng một, giá thành bán ra bình quân đội lên từ 2 – 3 lần. Người tiêu dùng sẽ phải móc hầu bao chi trả cho các khoản tăng không chính thức này”, một chuyên gia nhận định.

Tăng giá điện ngành thép, xi măng: Nên hay không?

Điểm mới trong Dự thảo về cơ cấu giá bán điện mới mà Bộ Công Thương đưa ra là đề xuất áp giá điện riêng cho ngành sản xuất thép và xi măng nhằm chấm dứt tình trạng bù chéo điện sinh hoạt cho điện sản xuất.

Theo đó, giá điện cho sản xuất thép, xi măng sẽ tăng từ 2 – 16% và thời hạn áp dụng dự kiến từ ngày 1/7 tới.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), kết quả kiểm toán cho thấy, năm 2010 sản lượng điện tiêu thụ của ngành thép, xi măng lên tới gần 9,5 tỷ KWh, chiếm hơn 11% điện thương phẩm của Tập đoàn.

Trong khi đó, giá bán điện bình quân cho doanh nghiệp thép, xi măng chỉ là 914 đồng/KWh so với giá điện bình quân là 1.183 đồng/KWh, còn giá điện sinh hoạt gần 1.400 đồng/KWh. Do đó, ngành điện đã phải bù lỗ tới 2.547 tỷ đồng cho ngành thép, xi măng.

Việc áp giá điện riêng cho ngành thép, xi măng theo hướng tăng đã dẫn đến một số ý kiến trái chiều.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, giá điện thấp đối với những ngành có nhà xưởng máy móc “nuốt” nhiều điện như thép, xi măng sẽ khiến các doanh nghiệp trong ngành này ỷ lại, không chủ động thay thế dây chuyền sản xuất lạc hậu bằng dây chuyền hiện đại nhằm tiết kiệm điện. Tuy có lợi trước mắt nhưng bất lợi về lâu về dài do năng lực cạnh tranh kém.

Luật sư Hưng cũng cho rằng, hiện giá điện của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ đem theo dây chuyền máy móc cũ kỹ, lạc hậu, biến Việt Nam trở thành “bãi phế thải”, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Chính vì vậy, bản thân tôi ủng hộ tăng giá điện đối với ngành thép và xi măng. Tuy nhiên, tăng ở mức độ nào có thể chấp nhận được”, Luật sư Phạm Ngọc Hưng nêu quan điểm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam lại có quan điểm ngược lại. Ông Nghi cho rằng, ngành thép là ngành công nghiệp quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành khác nên không thể phân biệt đối xử.

Hơn nữa, theo ông Nghi, nhiều doanh nghiệp thép hiện sản lượng tồn kho lớn, tăng giá điện lúc này là không phù hợp.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho biết, ngành thép Việt Nam đang chịu sức ép lớn trước thép Trung Quốc. “Hiện thép Trung Quốc đang cạnh tranh gắt gao về giá với thép Việt Nam. Nếu giá điện tăng, giá thép thành phẩm đội lên. Ngành thép Việt Nam có thể sẽ thua trên sân nhà”, ông Vũ nhận định.

Đứng ở góc nhìn khách quan, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Bộ Công Thương cơ cấu lại biểu giá bán điện là cần thiết. Tuy nhiên, căn cứ để tăng giá phải cân đối trong bối cảnh chung của nền kinh tế, đồng thời phải công khai, minh bạch và điều quan trọng là chất lượng cung cấp điện phải tăng lên.

“Nhiều doanh nghiệp nói với tôi rằng, họ có thể chấp nhận giá điện cao nhưng không thể chấp nhận cúp điện”, Luật sư Phạm Ngọc Hưng nhấn mạnh.

Theo toquoc.gov.vn

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?