Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

M&A và nguy cơ doanh nghiệp Việt bị nuốt chửng

08/06/2013 3:40:33 PM

Không ít doanh nghiệp (DN) Việt đã hợp tác liên doanh với đối tác nước ngoài để triển khai các kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Nhưng nếu không đủ tỉnh táo, rất dễ bị đối tác ngoại “nuốt chửng”.

>> Mua lại DN: Xu hướng mới đầu tư nước ngoài

Chỉ cách đây hơn 1 tháng (cuối tháng 4/2013), Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan, đã nhận giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án 240 triệu USD tại KCN Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), chính thức hoàn tất thương vụ mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam).

Trước đó, trung tuần tháng 4/2013, khách sạn 5 sao nằm đối diện sông Sài Gòn (TP.HCM) đã chính thức được đổi tên thành Lotte Legend Saigon. Đây là kết quả của việc Lotte (Hàn Quốc) mua lại 70% cổ phần của Tập đoàn Kotobuki. Giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng cái tên Lottte đã bắt đầu “bành trướng” ở thị trường Việt Nam.

Liên tiếp các vụ M&A đình đám đã diễn ra trong thời gian gần đây như vậy. Và đó được cho là xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn cầu, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tiếp tục chảy.

M&A được cho là một phương thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều thuận lợi, khi không phải mất nhiều công sức xây dựng dự án mới, lại dễ dàng tiếp cận thị trường vốn có của đối tác. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, không phải thương vụ nào cũng “cơm lành, canh ngọt”, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đôi khi, phần thua thiệt thuộc về doanh nghiệp (DN) Việt Nam, vốn mỏng về cả tài chính lẫn kinh nghiệm quản trị.

Câu chuyện giữa Lotte với Bibica là một trong những ví dụ điển hình. Hay như hồi cuối năm ngoái, việc cuộc hôn nhân đầy toan tính giữa Lotte với Minh Vân cuối cùng cũng tan rã sau 6 năm mặn nồng, cũng đã để lại nhiều bài học xương máu.

Ban đầu, Lotte liên doanh với Minh Vân và nắm giữ 80%. Nhưng sau đó, đối tác này liên tục thúc giục Minh Vân tăng vốn điều lệ, khiến DN Việt chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc bám đến cùng liên doanh mà đến thời điểm đó vẫn chưa có lợi nhuận và phải tăng thêm vốn góp 10 triệu USD trong tổng số vốn tăng thêm dự kiến là 50 triệu USD của cả liên doanh, hoặc chọn cách ra đi. Lực bất tòng tâm, Minh Vân buộc phải bán lại 20% vốn điều lệ còn lại của mình cho Lotte và liên doanh đã chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài của chỉ riêng Lotte.

Trong lĩnh vực này, không phải chỉ có một liên doanh giữa Lotte với Minh Vân, mà còn có Temasek Holding liên kết với Saigon Co-op; E-Mart thiết lập liên doanh với Tập đoàn U&I Việt Nam; Itochu liên doanh với Phú Thái để thành lập FamilyMart... Hiện thời, những cuộc hôn nhân này vẫn đang suôn sẻ, nhưng nguy cơ “cá lớn nuốt cá bé” không phải là không tiềm ẩn.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, vào giai đoạn đầu Việt Nam thu hút FDI, cũng đã có những trường hợp thâu tóm tương tự. Ban đầu, khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, Chính phủ chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết DN trong nước. Nhưng cuối cùng, khá nhiều DN nội đã bị hạ “knock-out”, buộc phải ra khỏi liên doanh.

Câu chuyện của Coca-Cola có thể coi là một minh chứng khá rõ nét. Ban đầu, khi vào Việt Nam, công ty này cũng đã phải liên doanh với một số công ty trong nước, nhưng sau một thời gian hoạt động, liên tục thua lỗ, khiến các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh. Coca-Cola trở thành DN 100% vốn nước ngoài.

Một số liên doanh khác như Lever - Viso, Lever-Haso hay P&G với bột giặt Phương Đông... cũng đều kết thúc theo hướng thôn tính và DN Việt Nam đều phải chấp nhận sự thua thiệt.

Những bài học chưa bao giờ cũ này vẫn còn nguyên giá trị thời sự, khi mà các cuộc M&A ngày càng nhiều, và nỗi quan ngại “thâu tóm” ngày càng hiển hiện. Cẩn trọng trong các thương vụ M&A là điều đương nhiên. Và không kém phần quan trọng, theo các chuyên gia, khi DN Việt Nam liên doanh với đối tác nước ngoài, phải làm sao để đừng tự đưa mình vào thế khó khăn không lối thoát hoặc bị “nuốt chửng” lúc nào không hay.

“DN cần cẩn trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hoặc nguyên liệu của đối tác, vì có thể xảy ra hiện tượng đối tác chuyển giá; tăng các loại chi phí, như chi phí cho chuyên gia nước ngoài, chi phí quảng bá hình ảnh thương hiệu cho chính đối tác đó. Các yêu cầu đổi tên công ty - tái cấu trúc thương hiệu cũng là một trong những động thái thể hiện khá rõ ràng ý định thâu tóm của đối tác, và phải đặc biệt chú ý”, một chuyên gia trong lĩnh vực M&A đưa ra lời cảnh báo và cho rằng, các DN Việt cũng cần đặc biệt chú ý những đề xuất đầu tư phát triển, mở rộng có tính dài hơi, bởi đây thực sự là một “mê hồn trận” cho các DN Việt Nam.

Lý do rất dễ hiểu, không phải DN Việt Nam nào cũng đủ nguồn lực để cùng với các DN ngoại theo đuổi những dự án lớn và dài hơi.

Theo Báo Đầu tư *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?