Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp thép, xi măng: Thêm gánh nặng giá điện

10/06/2013 11:43:46 AM

Giá bán lẻ điện cho sản xuất dự kiến tăng, trong khi giá bán điện cho kinh doanh sẽ giảm, đây là một trong những điểm đang được dư luận quan tâm tại dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được Bộ Công thương đề xuất mới đây. Và theo dự thảo này, các DN sản xuất trong lĩnh vực thép, xi măng… sẽ thêm nặng gánh vì giá điện.



Nhiều điểm mới trong cách tính giá bán lẻ điện


Theo dự thảo mới của Bộ Công thương, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ bao gồm 6 bậc thang và giá được tăng dần theo thứ tự bậc thang. Cụ thể, giá điện cho cấp điện áp trên 110 kV vào giờ thấp điểm hiện có tỉ lệ là 51% trên giá điện bình quân, sẽ tăng lên 56% trên giá điện bình quân; giá điện cho cấp điện áp dưới 6 kV giờ thấp điểm tăng từ 58% lên 65%... Giá điện sinh hoạt từ kWh 0-100 vẫn là 100% giá điện bình quân; từ kWh thứ 101-200 chỉ bằng 108% giá điện bình quân (thay vì 106% cho kWh 101-150 và 134% cho kWh 151-200 như hiện nay); từ kWh 201-300 chỉ bằng 138% giá điện bình quân (thay vì 145%); giá điện cho phần kWh từ 301-400 là 154% (thay vì 155%). Tuy nhiên, từ kWh 401 trở lên, giá điện sinh hoạt tăng đến 6% (từ 159% lên 165% giá điện bình quân).

Một trong những điểm rất mới tại dự thảo lần này đó là giá bán lẻ điện cho kinh doanh sẽ giảm 5% (giờ bình thường), 3% (giờ thấp điểm) và 8% (giờ cao điểm) cho các cấp điện áp. Ngược lại, đối với một số lĩnh vực sản xuất sắt thép, xi măng, thay vì để chung vào các ngành sản xuất, Bộ Công thương đã đề xuất tách riêng và tính một biểu giá khác. Với các ngành tiêu tốn nhiều điện năng này, Bộ Công thương đề xuất tăng giá bán điện  từ 59-187%,  tùy cấp điện áp và thời gian sử dụng điện vào lúc bình thường, thấp hay cao điểm.

Như vậy theo đề xuất của Bộ Công thương, so với hiện nay, tỷ lệ giá bán lẻ điện tính cho ngành sản xuất so với mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ  tăng khoảng từ 2-7%.

Gánh nặng cho các DN sản xuất

Nhìn vào biểu giá bán lẻ điện mới của Bộ Công thương, nhiều ý kiến cho rằng, cách tính mới này sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ thở hơn vì nếu sử dụng dưới 400kWh điện, sẽ phải chi trả một khoản tiền thấp hơn so với quy định về giá bán điện sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều hơn con số này, số tiền người tiêu dùng phải trả sẽ cao hơn so với trước tới 6%. Với quy định này, chắc chắn sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm điện năng.

Song, với dự thảo về giá bán lẻ điện lần này, nếu như gánh nặng giá điện được giảm nhẹ cho lĩnh vực điện sinh hoạt và cả điện cho lĩnh vực kinh doanh thì ngược lại, lĩnh vực sản xuất lại phải nặng gánh hơn, đặc biệt khó khăn về giá điện đang đổ dồn vào các DN sản xuất sắt thép, xi măng khi Bộ Công thương đề xuất tăng giá bán lẻ điện lên tới 187% cho ngành này.

Lãnh đạo ngành điện không ít lần đã đưa ra nhận định, ngành thép và xi măng là ngành đang sử dụng nhiều công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến việc tiêu tốn điện năng luôn ở mức cao nhất. Song, giá bán lẻ điện cho lĩnh vực này lại ngang bằng với các lĩnh vực sản xuất khác, thậm chí thấp hơn nhiều so với các DN kinh doanh, điều này là không công bằng. Nhiều chuyên gia trong ngành còn cho rằng, là lĩnh vực tiêu tốn điện năng lớn, song ngành thép, xi măng lại đang được hưởng bao cấp về giá điện, vậy nên các DN ngành này càng ỷ lại, không chịu đầu tư để đổi mới công nghệ.

Với đề xuất này của Bộ Công thương, có thể thấy, khó khăn sẽ càng chất chồng đối với các DN sản xuất sắt thép, xi măng. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thời gian qua, các DN sản xuất đã gặp phải muôn vàn khó khăn do suy thoái kinh tế, tồn kho lớn, đặc biệt ngành sắt thép là khó khăn hơn cả do những diễn biến trên thị trường bất động sản, vì vậy việc tăng giá điện vào thời điểm này sẽ đẩy các DN vào tình thế khó khăn hơn. Đặc biệt, với việc phân biệt riêng ngành thép với các ngành sản xuất khác để đề xuất một giá bán điện cao hơn, VSA cho rằng, như vậy là quá "phân biệt đối xử”.

Dù thừa nhận việc tăng giá điện đối với lĩnh vực sản xuất thép, xi măng là cần thiết để thúc đẩy các DN đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại, ít tiêu tốn điện năng, song giới chuyên gia cũng cho rằng, nhà quản lý cũng cần cân nhắc về tính thời điểm nhằm tránh tạo thêm áp lực về chi phí trong bối cảnh các DN sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay.

Theo nhiều DN sản xuất thép, việc tăng giá điện lên cao sẽ khiến các DN trong nước giảm năng lực cạnh tranh, đặc biệt đối với thép nhập từ Trung Quốc. Thời gian qua, ngành thép đã điêu đứng vì thép Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam, nếu giá điện trong nước cao, đẩy giá thép tăng  thì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thép trong nước chắc chắn sẽ còn suy giảm.

Theo daidoanket

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?