Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

TCty VLXD FiCO gỡ khó nhờ tái cấu trúc doanh nghiệp

21/01/2015 11:44:49 AM

Tổng Công ty VLXD FiCO là doanh nghiệp nhận thức được việc tái cấu trúc từ rất sớm và coi đây là sự sống còn của doanh nghiệp. Chính nhờ triển khai tái cấu trúc mà FiCO đã thoát hiểm và vươn lên thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh VLXD trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nếu trước đây sản phẩm của FiCO chỉ nhắm tới thị trường bậc trung thì nay các dòng sản phẩm không chỉ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước mà còn đạt tới “đẳng cấp” đáp ứng được thị hiếu của khách hàng cao cấp.

Để có được bước chuyển mình đó, song song với việc cải tạo, đầu tư dây chuyền sản xuất, lãnh đạo Tổng Công ty còn chủ động mời chuyên gia nước ngoài về làm. Không những thế, lãnh đạo Tổng Công ty còn mạnh dạn thay đổi tư duy và không khí làm việc trong đơn vị.

Nhờ vậy, tình hình tiêu thụ sản phẩm VLXD của FiCO ở trong nước đã bắt đầu có chiều hướng phát triển tốt. Đặc biệt, các đơn vị còn tự tin tiếp thị và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hàng loạt hợp đồng xuất khẩu sang các nước Thụy Điển, Nhật Bản, Đài Loan… đã được ký kết trong giai đoạn này.

Các sản phẩm của FiCO như gạch ốp lát Vitaly, Thanh Thanh, gạch ngói Đồng Nai, sứ Thiên Thanh một thời đã trở thành dòng sản phẩm dẫn dắt và điều tiết thị trường VLXD phía Nam.



Vấn đề không phải là khó khăn về vốn mà là nhận thức về thị trường như thế nào để có hướng thay đổi sản phẩm phù hợp. Giai đoạn đó tập thể lãnh đạo FiCO đã có những quyết định táo bạo và nhạy cảm là đầu tư nâng cấp thiết bị công nghệ. Việc lựa chọn thiết bị Ceramic của Ý vào thời điểm đó đã góp phần tạo nên dòng sản phẩm chất lượng cao mà từ trước tới giờ thị trường Việt Nam chưa từng có. Vì vậy, các sản phẩm ra đời đáp ứng được ngay nhu cầu của thị trường, các Cty đều làm ăn có hiệu quả, thậm chí phải đề nghị ngân hàng khấu hao nhanh để tái đầu tư.

Thành công trong việc tái cấu trúc sản phẩm đã tạo đà để FiCO phá thế “độc canh” đa dạng hóa ngành nghề. Từ chỗ chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh VLXD, FiCO mạnh dạn lấn sân sang các lĩnh vực khác như xây lắp, kinh doanh địa ốc, đầu tư xi măng, kinh doanh thương mại… Ở lĩnh vực nào, FiCO cũng gặt hái được thành công.

Đặc biệt, việc thành lập Công ty Thương mại VLXD FiCO đã giúp các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty không những chủ động giải quyết được đầu ra mà còn nâng tầm FiCO thành nhà cung cấp VLXD chuyên nghiệp cho thị trường trong và ngoài nước.

Bước ngoặt mang tính đột phá nhất trong việc tái cấu trúc ngành nghề là quyết định đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Tây Ninh công suất 2 triệu tấn/năm. Để có được nguồn lực, Tổng Công ty đã quyết định chuyển đổi một loạt cơ sở vật chất thành nguồn lực tài chính góp vốn thành lập Công ty xi măng. Với tư cách là cổ đông sáng lập, tỷ lệ góp vốn của FiCO chiếm 55% vốn điều lệ.

Việc chuyển hướng đầu tư xây dựng nhà máy xi măng được cả thế hệ lãnh đạo cũ và mới đánh giá là hướng đi đúng, có tính đột phá và mang tầm chiến lược, giúp FiCO thoát hiểm. Bởi, dù rất thành công trong việc cổ phần hóa và tái cấu trúc sản phẩm, tái cấu trúc ngành nghề nhưng giai đoạn 2006 - 2008 ngành sản xuất VLXD trên thị trường bắt đầu bão hòa, tiếp sau đó là khủng hoảng tài chính, thị trường bất đọng sản đóng băng khiến các ngành phụ trợ cho lĩnh vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền thống thì FiCO khó tránh khỏi đổ vỡ.

Thời điểm FiCO đầu tư xây dựng nhà máy xi măng, là lĩnh vực mới ciuar Công ty nên không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Khi những tấn xi măng đầu tiên của FiCO được sản xuất tại nhà máy Tây Ninh ra lò cũng là lúc thị trường xi măng có dấu hiệu chững lại.

Tuy nhiên, với những bước đi có tính toán và rất chuyên nghiệp, sản phẩm xi măng FiCO không những chiếm lĩnh được thị trường mà còn vượt qua thời kỳ khủng hoảng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó và làm trụ đỡ cho Tổng Công ty trong thời điểm khó khăn. Việc FiCO tái cấu trúc lại ngành nghề, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng là bước đi đột phá thành công nhờ đó mà thương hiệu FiCO ngày càng phát triển.

Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Gạch Khang Minh - Doanh nghiệp hàng đầu sản xuất vật liệu xây không nung ()

Vicem quyết cứu xi măng Sông Thao ()

Đánh giá công tác quản lý và phát triển VLXD giai đoạn 2010-2015 ()

Năm 2014: Vicem tiêu thụ dựa vào xuất khẩu xi măng ()

Viglacera thành lập Ban Kính, Ban Gạch ốp lát – Sứ vệ sinh ()

Công ty Gang thép Thái Nguyên: Doanh thu năm 2014 đạt gần 6.720 tỷ đồng ()

Năm 2015: Xi măng Sông Đà Yaly dự kiến doanh thu đạt 222 tỷ đồng ()

Năm 2015: Xi măng Bỉm Sơn dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng ()

Doanh nghiệp VLXD cần chuẩn bị trước khi hội nhập ()

FiCO Trading - Nhà cung cấp VLXD uy tín cho các công trình ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?