Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Đánh giá công tác quản lý và phát triển VLXD giai đoạn 2010-2015

16/01/2015 10:37:26 AM

Từ năm 2011 đến nay, ngành xây dựng chủ trương thực hiện định hướng phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD), nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới. Trong bối cảnh đó, ngành Xây dựng đã có những rà soát, điều chỉnh các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp với lĩnh vực VLXD. Kết quả thu được đã phản ánh được phần nào những nỗ lực của ngành Xây dựng trong công tác quản lý, phát triển VLXD.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu, trình Thủ tướng ban hành cũng như ban hành theo thẩm quyền các quy định về sản xuất, sử dụng VLXD mang tính bền vững nhằm khuyến khích chế biến sâu khoáng sản, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường: Quyết định số 1488/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg Điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản làm VLXD đến năm 2020; Quyết định số 1469/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định 1696/QĐ-TTg Một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ thạch cao của các các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD; Chỉ thị số 10/CT- TTg Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; 03 Thông tư ban hành theo thẩm quyền liên quan đến: danh mục hàng cấm nhập khẩu, hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm VLXD cũng như quy định sử dụng VLXKN trong trong công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo triển khai Quy hoạch về phát triển công nghiệp xi măng; Quy hoạch về thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng, VLXD. Đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đang hoàn thiện Đề án Phát triển sản xuất VLXD để sử dụng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2030. Tập trung chỉ đạo lập Quy hoạch định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng và đá ốp lát;phối hợp Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển ngành cơ khí xây dựng; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu có kết quả công nghệ sản xuất và chế tạo thiết bị sản xuất bê tông khí chưng áp, là sản phẩm trọng điểm quốc gia năm 2011-2016.



Bộ tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn cho phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Hiện nay, cả nước có 47 tỉnh, thành phố đã báo cáo Bộ Xây dựng về Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, còn 11 tỉnh chưa có báo cáo; 12 tỉnh đã xây dựng Quy hoạch phát triển VLXD của tỉnh từ trước năm 2008, đến nay không còn phù hợp, đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung.

Để thực hiện các giải pháp để bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường xi măng, Bộ Xây dựng đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa 14 dự án xi măng. Trong đó 9 dự án có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày bao gồm Hà Tiên, Trường Sơn - Rô Li, Hợp Sơn (chuyển đổi), Ngọc Hà, VINAFUJI Lào Cai (chuyển đổi), Thanh Trường (chuyển đổi), Sơn Dương, Quang Minh, Cao Bằng (chuyển đổi), 5 dự án có công suất 910.000 tấn xi măng/năm bao gồm Cao Dương, Chợ Mới, Việt Đức, Long Thọ, Ngân Sơn ra khỏi quy hoạch. Giãn tiến độ của 4 dự án có công suất trên 2.500 tấn clinker/ngày chuyển sang thực hiện sau năm 2015 bao gồm Hệ Dưỡng II, Mỹ Đức, Tân Thắng, Đô Lương,  đồng thời hoãn triển khai 9 dự án bao gồm Thanh Sơn, Tân Phú Xuân, Tân Tạo, Yến Mao, Sài Gòn Tân Kỳ, Phú Sơn, Mỹ Đức, Nam Đông, Minh Tâm và bổ sung dự án Long Sơn (Thanh Hóa).

Nhằm kích cầu cho sản phẩm xi măng, Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai Chương trình hành động về tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam, trong đó chú trọng các dự án thí điểm thi công mặt đường bê tông xi măng.

Để triển khai Chương trình phát triển VLXKN hiệu quả, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành nghiên cứu công nghệ sản xuất bê tông khí chưng áp; nghiên cứu chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất gạch xi măng cốt liệu, đồng thời nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm VLXKN, định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng VLXKN. Bên cạnh đó, nghiên cứu sản xuất phụ gia cho bê tông bọt và vữa xây gạch nhẹ; chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động của các loại lò thủ công, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo tinh thần của Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Cụ thể, mỗi năm cả nước tiêu thụ 3,5 tỷ viên gạch VLXKN, tiết kiệm được 5,25 triệu m3 đất sét, 535.000 tấn than và giảm thải 2,04 triệu tấn CO2.

Hiên nay, cả nước đã có 30 tỉnh xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch như: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ngãi, Bắc Ninh,... đặc biệt TP. Hồ Chí Minh đã dừng sản xuất 100% các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.

Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu, đề xuất các chính sách và giải pháp tận dụng các chất thải từ công nghiệp sản xuất nhiệt điện, hóa chất, phân bón đốt bằng than để làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp; nhằm tiết kiệm diện tích đất đai dùng làm bãi chứa thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu để làm phụ gia cho sản xuất xi măng và các vật liệu khác.

Về các sản phẩm vật liệu xây dựng, có thể nói nhờ định hướng đúng đắn nên các doanh nghiệp sản xuất VLXD đã tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu, không phải nhập khẩu clinker sản xuất xi măng, hướng tới xuất khẩu. Nhiều sản phẩm đã có thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và ngoài nước như Viglacera, Vicem,...

Về tình hình các loại vật liệu xây dựng chủ yếu

- Xi măng: Năm 2014, dự kiến có 04 dự án đi vào vận hành17, nâng tổng số dây chuyền sản xuất xi măng lên 75 với tổng công suất thiết kế là 80,96 triệu tấn, công suất huy động khoảng 73-74 triệu tấn. Đến năm 2015, sẽ có 1 dự án (Xi măng Dầu khí 12/9) đi vào vận hành, cả nước sẽ có 76 dây chuyền với tổng công suất thiết kế là 81,56 triệu tấn, công suất huy động sẽ đạt 79-80 triệu tấn. Như vậy, nguồn cung xi măng cả nước tính đến cuối năm 2015 dự kiến vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, có một lượng nhất định cho xuất khẩu và một lượng dự trữ khoảng 10% công suất thiết kế cho bình ổn thị trường xi măng của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.

- Gạch ốp lát: tổng công suất thiết kế các nhà máy ốp lát cả nước đạt trên 435 triệu m2(bao gồm granite, ceramic, cotto);

- Kính xây dựng: tổng công suất sản xuất kính xây dựng đạt trên 170 triệu m2;

- Vật liệu xây không nung: tổng công suất VLXKN đạt 5,5 tỷ viên quy tiêu chuẩn, trong đó gạch xi măng cốt liệu là 4,5 tỷ viên,...

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Năm 2014: Vicem tiêu thụ dựa vào xuất khẩu xi măng ()

Viglacera thành lập Ban Kính, Ban Gạch ốp lát – Sứ vệ sinh ()

Công ty Gang thép Thái Nguyên: Doanh thu năm 2014 đạt gần 6.720 tỷ đồng ()

Năm 2015: Xi măng Sông Đà Yaly dự kiến doanh thu đạt 222 tỷ đồng ()

Năm 2015: Xi măng Bỉm Sơn dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng ()

Doanh nghiệp VLXD cần chuẩn bị trước khi hội nhập ()

FiCO Trading - Nhà cung cấp VLXD uy tín cho các công trình ()

Xi măng Vicem Hải Vân bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới ()

SCIC tiếp tục thoái vốn tại Xi măng Sài Sơn ()

Viglacera khen thưởng 14 đơn vị thành viên hoàn thành sớm kế hoạch năm 2014 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?