Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Tìm lối thoát cho xi măng

27/01/2013 8:14:42 PM

Sau VinaCapital công bố chuyển nhượng khách sạn (KS) Metropole, mới đây HĐQT Cty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh (mã CK: QNC) vừa chính thức chuyển nhượng KS Hồng Gai với giá dự kiến ban đầu 30 tỉ đồng. Vì sao QNC phải bán KS này?


Biểu đồ 17 DN xi măng niêm yết trên sàn có vốn vay gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (Nguồn HNX)

Theo thống kê của Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến cuối quý 3/2012, nợ phải trả ngắn và dài hạn của QNC là 2.011 tỉ đồng, chiếm 90% tổng tài sản. Kết quả kinh doanh 9 tháng 2012 đã kéo theo lợi nhuận sau thuế của QNC giảm 89%.

Từ trường hợp QNC

Ông Đinh Đức Hiển - Tổng giám đốc QNC cho biết, ngoài việc chuyển nhượng KS đang sinh lời để chi trả các khoản nợ, Cty đã áp dụng một số giải pháp “khắc khổ” như giảm lương bộ phận gián tiếp, công nhân lao động, sắp xếp lại nhân sự. Và giải pháp cấp bách đối với Cty hiện nay là chấp nhận bán dưới giá thành để tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho.

Dù đã tinh giản tới mức rất gọn nhẹ nhưng hiện nay QNC đang sử dụng hơn 3.100 công nhân lao động, chỉ trả lương trong bối cảnh này là gánh nặng rất lớn đối với khả năng của Cty. Bên cạnh đó, việc giãn, giảm thuế  Cty lại  không  được nằm trong diện được hưởng chính sách theo Nghị quyết 13, khiến DN loay hoay tìm nguồn vốn để trả nợ.

Trước áp lực nợ vay và để duy trì hoạt động của DN, Cty vẫn chưa tìm được lối ra. Do vậy giải pháp duy nhất lúc này mà HĐQT tính tới là việc chuyển nhượng KS Hồng Gai.  Đây là KS đạt tiêu chuẩn quốc tế nằm ở trung tâm du lịch Bãi Cháy, sát bên bờ Vịnh Hạ Long. Đây là khoản duy nhất hiện nay đem lại sinh lời cho Cty.  Nếu như tình hình năm tới QNC không sáng sủa các khoản nợ chưa trả hết, thì chúng tôi cũng không biết lấy tài sản gì để đập vào các khoản nợ vay hiện nay, ông Hiển cho biết…

Phiên giao dịch ngày 25/12, giá cổ phiếu của QNC dừng ở mức 5.300 đồng/CP, giao dịch ngưng trệ, hầu như không có khối lượng cổ phiếu nào được chuyển nhượng.

Từ trường hợp QNC, nhìn rộng ra nhiều DN niêm yết trong ngành xi măng đang gánh trên lưng những khoản nợ khổng lồ. QNC may mắn  vì có KS Hồng Gai để bán lấy tiền trả nợ vay, còn chúng tôi không biết lấy gì để trả nợ đây - giám đốc một DN trong ngành xi măng chua chát nói.

Theo thống kê, chỉ tính riêng các DN thuộc ngành xi măng niêm yết cho thấy hiện trên sàn có 17 DN xi măng có tỉ lệ nợ gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, có những tên tuổi lớn như Vinaconex VCG (4,1 lần), Xi măng Bỉm Sơn BCC (4,2 lần), Xi măng Hà Tiên HT1 (5,1 lần), hay Tasco HUT (4,1 lần). Nổi bật nhất trong nhóm “vượt đèn đỏ” là Sông Đà - Thăng Long STL (16,7 lần), QNC (6,5 lần), Than Hà Lầm HLC ( 5,8 lần).

Riêng Cty CP  xi măng Hà Tiên 1(HT1) có dư nợ khủng nhất với 11.105 tỉ đồng. Trong số 11.105 tỉ đồng dư nợ của HT1, có đến 4.240 tỉ đồng nợ ngắn hạn. Điều lo ngại lớn nhất về khả năng trả nợ đến hạn của HT1, bởi nguồn thu thuần của Cty và cũng là nguồn doanh thu chính năm 2011 chỉ 5.300 tỉ đồng trong khi phải trang trải hàng loạt chi phí cố định khác, chi phí lãi vay.

Tự cứu và chờ cứu


Việc huy động vốn vay quá lớn, trong khi vốn chủ sở hữu lại thiếu, được phê duyệt không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, thời gian thực hiện kéo dài… là những nguyên nhân đẩy nợ của các  DN xi măng khó trả nợ sau khi dự án đi vào hoạt động.

Rất nhiều kiến nghị gửi lên Bộ Xây dựng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bổ sung các DN xi măng vào nhóm được hưởng hỗ trợ của Nghị quyết 13 và được khoanh nợ, giãn nợ, đồng thời hỗ trợ DN trong việc thu xếp nguồn ngoại tệ để trả nợ các khoản vay ngoại tệ. Tuy nhiên, QNC và nhiều DN khác không được xếp vào nhóm này, do vậy tình hình đã bi đát lại càng bi đát hơn…

Ông Nguyễn Trung Kính - Giám đốc Cty thu mua nợ tư nhân cho biết: Trong lúc chờ Nhà nước cứu mình thì nhiều DN  đã tự xoay xở bằng cách bán các tài sản trả nợ, nhưng tài sản phải sinh lời mới có người mua. Trong khi các DN xi măng muốn bán lại là các dự án, dây chuyền sản xuất thì không có ai mua. Nhiều dự án xi măng như Đồng Bành còn phải “bỏ của chạy lấy người”. Duy nhất dự án động sản của QNC KS Hồng Gai là có giá vì vị trí đắc địa trung tâm khu du lịch của tỉnh Quảng Ninh, nên mới có đối tác để chuyển nhượng.

Nhiều chuyên gia bình luận, các ngành khác còn trông chờ sản phẩm để tiêu thụ nhưng đối với ngành xi măng hiện nay thì thực sự rơi vào bế tắc, và chỉ có cách “tự cứu mình trước khi trời cứu”.

Theo DDDN

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?