Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Giải “bài toán” tồn kho xi măng: Cần rà soát lại quy hoạch

22/11/2012 9:55:01 AM

Giữa quy hoạch phát triển ngành xi măng và việc ồ ạt đầu tư xây dựng nhà máy xi măng cũng như nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này đang có một khoảng cách lớn.

Đó chính là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu tấn xi măng tồn kho hiện nay.

Tồn kho lớn

Tại thời điểm tháng 7-2012, khi lượng xi măng tồn kho 2,8 triệu tấn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng mức tồn kho này là nằm trong giới hạn cho phép và an toàn. Hơn nữa, vấn đề tồn kho chung của toàn ngành với 2,8 triệu tấn nói trên cũng không phải là tình trạng phổ biến của tất cả các doanh nghiệp xi măng. Rất nhiều nhà máy hiện không hề có tồn kho. Ông Nam cũng cho rằng quy hoạch của ngành xi măng là chuẩn xác.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm 2012, tồn kho tăng 51,3% so với cùng kỳ, ước chừng ở mức 4 triệu tấn, trong đó riêng Tổng Công ty Công nghiệp xi măng (Vicem) đã đóng góp 1,4 triệu tấn. Còn theo số liệu của Bộ Xây dựng tồn kho xi măng tính đến cuối tháng 10-2012 là 2,6 triệu tấn.

Nguyên nhân của tình trạng tồn kho xi măng là sự đóng băng của thị trường bất động sản trong một thời gian dài vừa qua đã tác động không nhỏ tới các ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng từ nguồn đầu tư công theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 11 cũng bị dừng hoặc hoãn lại. Ngoài ra, từ đầu năm 2011 đến nay, các chi phí đầu vào phục vụ sản xuất xi măng đều đồng loạt tăng, nhất là than, với mức tăng tới 41%. Chỉ riêng sự tăng giá than này đã làm cho giá thành sản xuất clinker, bán thành phẩm xi măng, tăng tới 12%, các chi phí khác như cước vận tải, giá phụ liệu, bao bì... cũng tăng từ gần 7% trở lên.

Một nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới ngành xi măng là việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Do đó, nhiều dự án xi măng lớn được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nay đã đến kỳ hạn trả nợ theo lộ trình, như Xi măng Đồng Bành, Xi măng Thái Nguyên, Xi măng Cẩm Phả, Hạ Long… nhưng việc duy trì sản xuất ổn định đời sống cán bộ, công nhân trong giai đoạn hiện nay đã là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, nên việc dư thừa tài chính để trả nợ là khá xa vời.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh trên toàn quốc, trong đó có chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm nên cần một lượng xi măng rất lớn. Tuy nhiên, việc triển khai cũng đang vấp phải những trở ngại do vốn đầu tư rất lớn. Điều này được xem là khó khả thi trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Đây cũng là lý do những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương chưa đạt được trong đó có vấn đề xây dựng và đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đén việc tiêu thụ xi măng.

Quy hoạch chưa hợp lý?

Hiện nay, quy hoạch về xây dựng các nhà máy đang phát triển quá nhanh vượt xa nhu cầu tiêu thụ trong ước cũng nhu thế giới trong giai đoạn hiện nay. Theo Quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến có 32 dự án xi măng vận hành; 22 dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020; 6 dự án xi măng định hướng đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030.

Theo quy hoạch, đến 2020 ngành xi măng Việt Nam sẽ có công suất 130 triệu tấn và trở thành một trong ba quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Việc một số nhà máy xi măng mới tiếp tục đi vào hoạt động càng làm cho thị trường cạnh tranh gay gắt, tồn kho có chiều hướng tăng lên, bởi cung tăng nhiều mà cầu chưa tăng mấy.

Vấn đề hàng tồn kho về vật liệu xây dựng trong đó có xi măng đã được nhiều cơ quan, ban ngành tìm hướng giải quyết vì nó liên quan đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, việc làm của hàng ngàn công nhân. Nhưng việc giải bài toán này vẫn đang là quá khó với nhiều cơ quan chức năng, vẫn chưa tìm được lời giải...

Để giải quyết thực trạng này, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan cần cập nhật số liệu, tình hình thực tế thực hiện của các dự án xi măng đến thời điểm gần nhất (dự án nào không thực hiện, giãn tiến độ…) làm cơ sở xác định cung cầu thực sự của ngành xi măng cũng như việc ra quyết định tài trợ vốn của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cần rà soát lại quy hoạch phát triển các dự án xi măng so với thực tế và đưa ra những quyết sách kịp thời, để ngăn chặn.

Theo CafeF

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?