Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Vicem tập trung đẩy mạnh tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa

24/01/2013 10:47:12 PM

Năm 2013 bắt đầu với bối cảnh khó khăn chung của ngành Xây dựng tiếp tục kéo dài, sản phẩm tồn kho của ngành Xi măng vẫn lớn và một số dây chuyển sản xuất xi măng phải tạm dừng hoạt động.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, Ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) - đơn vị chủ lực ngành Xi măng của đất nước đã nhấn mạnh: “Ngoài việc tái cơ cấu DN, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiệm vụ lớn nhất của TCty là bám sát thị trường, có chính sách quan tâm hỗ trợ về giá và dịch vụ đến đại lý và hệ thống phân phối cũng như đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong sử dụng. Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu thì chính thị trường trong nước cũng cần được khai thác triệt để. Một trong những lĩnh vực mà Vicem đang tích cực tiếp cận và bước đầu có kết quả khả quan chính là đầu ra cho xi măng phục vụ Chiến lược nhà ở Quốc gia và là nguyên liệu chính trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung”.



Phát triển vật liệu xây dựng không nung: Tăng nhu cầu tiêu thụ xi măng

Trong “Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020”, Chính phủ yêu cầu lấy sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu (XMCL) làm sản phẩm chủ đạo để đưa tỷ lệ VLKN chiếm 70% vật liệu trong các công trình xây dựng. Theo thống kê sơ bộ, hiện tổng công suất các dây chuyền sản xuất gạch không nung XMCL trên toàn quốc đạt hơn 2,7 tỷ viên mỗi năm. Tại Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định việc sử dụng VLKN trong các công trình xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành ngày 28/11 và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2013 nêu rõ: “Các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước tại các đô thị loại 3 trở lên trong quy định bắt buộc phải sử dụng 100% VLKN từ ngày 15/1/2013, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLKN, và sau năm 2015 tất cả phải sử dụng 100% VLKN”. Ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cung cấp thêm số liệu trong 2 năm gần đây, đã có 10 nhà máy sản xuất bê tông nhẹ được xây dựng với tổng công suất khoảng 1,5 triệu m3/năm (1 m3 tương đương 700 viên gạch). Bên cạnh đó, cả nước hiện có thêm khoảng 40 nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng với công suất mỗi nhà máy khoảng 30-40 triệu viên/năm nằm rải rác trên cả nước, chưa kể nhiều nhà máy qui mô nhỏ khác.

Trao đổi với PV Báo Xây dựng về quy định sử dụng VLKN ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng tuy quy định mới về sử dụng VLKN giúp ngành Xi măng tăng đầu ra được chưa nhiều, nhưng ông nhận định rằng trong điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn như hiện nay thì có được chút đầu ra nào cho ngành Xi măng thì vẫn tốt hơn. Như vậy, theo quy định, theo xu hướng và theo ưu điểm thực tế của VLXD không nung, cùng với việc các công trình sẽ được tái khởi động, sản lượng gạch không nung chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới. Nguyên lý cung cầu của thị trường sẽ kéo theo sản lượng xi măng nguyên liệu cũng sẽ có tín hiệu đáng mừng. Việc Vicem sớm có hành động tiếp cận và có chính sách hỗ trợ về giá và chất lượng với các nhà sản xuất VLXD không nung là một hướng đi đúng giúp tiêu thụ lượng xi măng tồn kho và được Bộ Xây dựng khuyến khích ủng hộ.



Xi măng Vicem: Phục vụ xây dựng chiến lược nhà ở quốc gia

Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 25m2 sàn/người là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài mục tiêu trên, chiến lược cũng đặt ra đến năm 2020, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người, tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn quốc đạt khoảng 70%, xoá hết nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn quốc. Đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đặt ra là đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội; Đáp ứng nhu cầu cho khoảng 80% sinh viên, học sinh và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở... Bên cạnh xây dựng nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, chiến lược còn đặt mục tiêu đến 2015 đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; Hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở. Tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn quốc đạt khoảng 62%, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM đạt trên 80%, đô thị từ loại 1 đến loại 2 đạt trên 50%, đô thị loại 3 đạt trên 30%... Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt koảng 22m2 sàn/người trong giai đoạn này.

Ông Dương Văn Cận - Tổng Thư ký Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đánh giá: Nhà thầu xây dựng trong năm vừa qua phải xoay xở rất nhiều trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu giá tốt cho các công trình. Do bị nợ đọng nhiều nên nếu được các nhà sản xuất trong đó có xi măng hợp tác trong việc hợp tác bằng các hình thức như giãn tiến độ thanh toán, đổi vật liệu lấy sàn m2 tại công trình… thì sẽ gỡ được phần nào khó khăn cho cả hai bên. Trong khi đó, ông Phan Thành Mai - Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cùng quan điểm nên tăng cường sử dụng xi măng nội cho các dự án trong nước nhằm giảm giá thành và khơi thông thị trường BĐS tại từng phân khúc phù hợp nhu cầu khách hàng. Về phía Tổng Cty Vicem, Ông Lương Quang Khải mong muốn: “TCty và các đơn vị thành viên sẵn sàng cung cấp xi măng phục vụ Chiến lược nhà ở Quốc gia nhưng cũng cần thêm cơ chế tạo điều kiện từ các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách giảm thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… Đồng thời có sự bảo lãnh của ngân hàng giống như gói 4 nhà mà BIDV đã triển khai hoặc có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất của ngân hàng VietinBank và một số tổ chức tín dụng khác”.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?