Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Từ năm 2015 Bình Định triển khai lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung

06/05/2015 2:52:42 PM

Được biết đến với rất nhiều ưu điểm như bền, rẻ, tận dụng chất thải rắn công nghiệp, không phát khí thải CO2, lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) thay thế gạch nung truyền thống trong các công trình xây dựng đã được Chính phủ ban hành từ năm 2012. Tại Bình Định, UBND tỉnh cũng đã có Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND về việc tăng cường sử dụng VLXKN, với lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2015.

Trên địa bàn tỉnh có 16 dự án sản xuất gạch không nung với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, vốn đăng ký đầu tư gần 50 tỉ đồng. Trong đó, 6 dự án đã đi vào hoạt động, với công suất 10 - 20 triệu viên/năm. Hiện nay, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đang triển khai đề tài nghiên cứu, phân tích, lựa chọn công nghệ VLXKN để đưa ra mẫu dây chuyền sản xuất mang tính tối ưu và phù hợp với nguồn vật liệu, nhiên liệu sử dụng tại địa phương.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng phòng Quản lý xây dựng - Sở Xây dựng, cho biết, hầu hết các dự án hiện đang áp dụng công nghệ ở mức độ trung bình, chi phí thấp, chủ yếu sử dụng cốt liệu bê tông xi măng (hỗn hợp xi măng, cát và phụ gia). Trong khi đó, dự án sử dụng công nghệ gạch bê tông khí chưng áp của Công ty CP Xây dựng 47 và gạch bê tông nhẹ của Công ty CP Gạch Tuynel Bình Định còn trong quá trình triển khai lắp đặt.


Máy ép gạch thủy lực tự động tại nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty GMT đang hoạt động.

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại GMT là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung khi đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất gạch không nung vào cuối tháng 9/2014 (tại xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn), tổng vốn đầu tư trên 26 tỉ đồng, công suất lớn nhất tỉnh đến thời điểm này, với 2 máy ép gạch thủy lực tự động, dùng công nghệ PLC, hệ thống phối trộn, xe nâng. Nguyên liệu ban đầu chủ yếu là cát, xi măng, phụ gia… đều sẵn có ở địa phương.

Nói về quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung, ông Phạm Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại GMT, cho biết, sau khi nguyên liệu được phối trộn, xe gàu múc chuyển đến đổ vào máy ép. Với hệ thống khuôn được lắp đặt sẵn, nhờ máy rung ép thủy lực, với sức ép lớn 200 kg/cm2 tạo nên viên gạch đạt tiêu chuẩn cần thiết về độ nén, độ uốn. Mỗi lần ép máy cho ra 12 viên gạch, cứ liên tục như vậy, hết mẻ này đến mẻ khác, di chuyển đến đâu máy cho ra sản phẩm đến đó rất nhanh chóng, cứ khoảng 10 giây là cho ra một mẻ. Sau đó, hệ thống phun sương tự động được vận hành, làm cho sản phẩm hút được lượng nước nhất định để tăng độ kết dính, bền chắc.

Ưu điểm của gạch không nung là xây nhanh hơn gạch đất sét nung, ít tốn vữa, chịu được môi trường hay ngập nước. Ngoài ra, loại gạch này không cần dùng than, củi, chất đốt từ tự nhiên, không làm ô nhiễm môi trường do khí thải CO2.

Hiện nay, có nhiều công nghệ sản xuất gạch không nung trong và ngoài nước được sử dụng tại Việt Nam. Hầu hết nguyên liệu sản xuất gạch xi măng cốt liệu được tận dụng từ chất thải rắn công nghiệp như mạt đá, xi măng, tro bay, xỉ than, cát và các chất phụ gia khác. Do vậy, khâu phối trộn nguyên liệu với tỉ lệ phù hợp tạo ra sản phẩm có cường độ chịu nén, độ cứng và độ chống xuyên nước có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm.

Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Chính phủ đã đề cập đến các chủng loại sản phẩm tương ứng với từng loại công nghệ sản xuất VLXKN. Lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp với khả năng tài chính, yếu tố vật liệu địa phương và triển vọng kinh doanh có tính thực tiễn cao hơn, đảm bảo hơn là việc làm cần thiết.

Ông Nguyễn Minh Hiếu cho biết, mục tiêu của nghiên cứu là phân tích công nghệ đã và đang áp dụng để sản xuất VLXKN trong và ngoài nước; nhận xét và định hướng đầu tư đối với những công nghệ phù hợp nhất để áp dụng trên địa bàn tỉnh; đánh giá về giá thành sản phẩm; đưa ra mẫu dây chuyền sản xuất mang tính tối ưu và đảm bảo nguồn vật liệu và nhiên liệu khai thác ngay tại địa phương để các đơn vị “cân nhắc” đầu tư. Thời gian nghiên cứu tiến hành từ nay đến cuối năm 2015. Trong nghiên cứu, bên cạnh đánh giá thực trạng của các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất VLXKN; dây chuyền công nghệ; còn chú trọng đến nguồn vật liệu tại địa phương (cát, bụi đá, phụ phẩm xây dựng, phụ phẩm làm nhiên liệu đốt từ nông nghiệp…) từ đó đánh giá trữ lượng và mức độ sử dụng cho dây chuyền công nghiệp…

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Phát triển gạch không nung gặp nhiều hạn chế do thói quen người tiêu dùng ()

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp tại Việt Nam ()

Đồng Nai: Vật liệu xanh chưa có chỗ đứng trên thị trường ()

Khó khăn, thách thức trong việc triển khai sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp tại Việt Nam ()

Sở Xây dựng Đồng Nai tổ chức hướng dẫn sử dụng vật liệu xây không nung ()

Thực trạng sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp ở Việt Nam ()

Chiến lược phát triển sản xuất gạch không nung ở Việt Nam ()

Phát triển vật liệu xây không nung tồn tại nhiều hạn chế ()

Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ()

Chính phủ yêu cầu tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?