Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

VICEM có dẫn dắt được thị trường?

14/11/2011 9:36:45 AM

Là nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam với 36,03% thị phần, TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đang làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình là bình ổn và dẫn dắt thị trường chung của cả nước. Tuy nhiên, với chiến lược phân vùng thị trường cho các DN thuộc VICEM cho thấy đang có vấn đề.

VICEM liệu có dẫn dắt được thị trường của chính mình hay không đang là mối hoài nghi bởi sau khi thương hiệu này của VICEM rút đi để nhường chỗ cho thương hiệu khác, kết quả là VICEM gần như mất luôn thị phần, mà việc Xi măng Hoàng Thạch rút khỏi thị trường phía Nam là một ví dụ.



Mẹ - con tranh luận

Còn nhớ, trong buổi tổng kết năm 2007 tại Cty Xi măng Hoàng Thạch (nay là Cty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch), Tổng giám đốc VICEM Nguyễn Ngọc Anh đã cương quyết phản đối việc XM Hoàng Thạch bán tại thị trường phía Nam và yêu cầu đơn vị phải dần rút khỏi địa bàn để “nhường chỗ” cho những thương hiệu khác của VICEM theo chiến lược phân vùng thị trường của TCty. Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Thạch là thương hiệu mạnh của VICEM đang chiếm một thị phần không nhỏ tại phía Nam nhưng việc vận chuyển từ Hải Dương vào TP.HCM xa hơn rất nhiều so với việc vận chuyển các loại XM khác của VICEM như Hoàng Mai ở miền Trung hay Hà Tiên 1 - 2 ở phía Nam. Điều đó sẽ đẩy giá thành XM Hoàng Thạch tại TP.HCM tăng lên và sẽ làm mất sức cạnh tranh của thương hiệu XM VICEM trên thị trường này. Mặt khác, cùng nằm trong VICEM không có lý gì Hoàng Thạch đi cạnh tranh với chính “anh em” của mình. Hơn nữa, VICEM đang trong lộ trình thống nhất tất cả các thương hiệu như Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bút Sơn, Tam Điệp, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hà Tiên, Hải Vân trong một tên gọi chung - VICEM.

Giám đốc XM Hoàng Thạch Đào Ngọc Bình lúc đó có lý riêng của mình. Ông cho rằng XM Hoàng Thạch sẽ rút ra khỏi thị trường phía Nam nhưng phải có lộ trình và không ấn định lộ trình đó có thời gian bao lâu. Ông Bình cũng nêu lên những băn khoăn của cá nhân ông là: Nếu TCty khẳng định khi Hoàng Thạch rút ra toàn bộ thị phần sẽ thuộc về một thương hiệu khác của VICEM thì Hoàng Thạch rất sẵn sàng. Còn trường hợp ngược lại, thị phần đó bị thương hiệu XM khác ngoài VICEM chiếm giữ, nên chăng cần cân nhắc lại.

Là “con” không dám cãi lời “mẹ”, trong vòng chưa đầy 4 năm XM Hoàng Thạch đã rút khỏi thị trường phía Nam và câu chuyện giữ thị phần bắt đầu gây tranh cãi.

Miếng bánh nhỏ trên mâm toàn ông chủ lớn

Tại thời điểm này, thị trường XM đã bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt - hệ quả của dư nguồn cung quá lớn và cả cắt giảm đầu tư công, cùng với thị trường BĐS trầm lắng… đã kéo theo sụt giảm tiêu thụ XM. Không chạy hết công suất là nỗi niềm của đa phần các nhà máy sản xuất XM trong thời điểm hiện tại. Các nhà máy XM lò đứng “biết thân, biết phận” nên đã tự điều chỉnh kế hoạch sản xuất từ một vài năm trước bằng cách sản xuất VLXD không nung như gạch block. Hơn nữa, các nhà máy XM lò đứng bước vào thời kỳ đã khấu hao xong hoặc khấu hao gần hết nên bài toán cho sản xuất sẽ đơn giản hơn nhiều. Đối với các nhà máy XM lò quay, do đầu tư lớn lại chủ yếu là những dự án mới nên ngoài vấn đề thị trường còn trả nợ đầu tư mà chủ yếu là nợ đầu tư bằng vốn nước ngoài, nên phải tính thêm bài toán trượt giá ngoại tệ. Vì thế, cuộc chơi trên thị trường sẽ là sân chơi của các ông chủ lớn. Có thể kể đến hàng loạt các thương hiệu của VICEM như Hoàng Thạch, Hà Tiên, Hải Phòng, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp cùng với các thương hiệu khác là Chinfon, Nghi Sơn, Phúc Sơn, Holcim, FiCO… Thêm vào đó, mỗi vùng lại có một loại XM địa phương “án ngữ”. Hai địa bàn tiêu thụ XM nhiều nhất là TP.HCM, Hà Nội thì các thương hiệu mới rất chật vật chen chân tìm chỗ đứng, thị trường tiêu thụ dù nhiều nhưng vẫn là miếng bánh nhỏ trên mâm toàn ông chủ lớn, đơn cử như Hà Nội khoảng 5 triệu tấn mỗi năm, trong khi công suất toàn ngành vào khoảng 55 - 60 triệu tấn (XM lò đứng vào khoảng 10 triệu tấn).

Cuộc đua trên thị trường không chỉ quyết liệt mà đẩy nhiều nhà máy XM vào cửa “khai tử”. Bằng chứng là 7 tháng đầu năm 2011, Bộ Tài chính phải trả nợ thay cho XM Tam Điệp, Thái Nguyên, Đồng Bành và giãn nợ cho XM Hoàng Mai do đến kỳ trả nợ mà các đơn vị này không có khả năng trả nợ. Việc không duy trì được tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong khâu trả nợ. Câu hỏi đặt ra là trong điều kiện hiện nay liệu VICEM có giữ được thị phần? Và, phương án “phân vùng” thị trường của VICEM có phải là giải pháp tối ưu?

Theo ximangvn.com

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?