Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Bộ KH&ĐT đề nghị giảm thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xi măng

20/07/2017 11:25:07 AM

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho rằng với mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng xi măng Việt Nam xuất khẩu hiện nay sẽ khiến làm tăng chi phí khó cạnh tranh với các xi măng của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Bộ này đề nghị Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy xi măng trong nước.

Cụ thể, trong Báo cáo rà soát Kế hoạch phát triển từng ngành công nghiệp trong quý II và năm 2017 trình Chính phủ mới đây, Bộ KH&ĐT cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang tìm phương án xuất khẩu để giải quyết dư thừa nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2016, theo Nghị định số 100/2010 và Nghị định số 209/2013 của Chính phủ quy định, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản, công với chi phí năng lượng chiếm 51% giá thành sản xuất trở lên được xếp vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT); không được khấu trừ VAT đầu vào.

Thêm nữa, từ tháng 9/2016, tại Nghị định số 122/2016 của Chính phủ quy định, vật tư, nguyên liệu... có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế nhập khẩu 5%.
 

Bộ KH&ĐT khẳng định, việc không được khấu trừ VAT đầu vào và chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5% sẽ khiến chi phí xuất khẩu xi măng, clinker (nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng) có thể tăng lên. Với xi măng là khoảng 7,5 USD/tấn, với clinker là khoảng 4,5 USD/tấn.

Việc tăng chi phí này khiến xuất khẩu xi măng của Việt Nam khó cạnh tranh với xi măng Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản..., ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu xi măng trong nước. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính, nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội cho phép khấu trừ thuế VAT đầu vào và giảm thuế xuất khẩu xuống mức thấp hơn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT đề nghị.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu 9,5 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá 330 triệu USD, tăng 20% về lượng và 12% về kim ngạch. Với mức giá 34,7 USD/tấn (790.000 đồng/tấn). Trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được hơn 14,7 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá hơn 560 triệu USD, giá xuất bình quân 38 USD/tấn.

Bộ Xây dựng cho biết, hiện thị trường xi măng trong nước cung đã vượt cầu 20%, trong năm 2016, dù lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt cao song vẫn không đạt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 16 - 17 triệu tấn. So sánh với xi măng các nước như Trung Quốc, xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn do ngành xi măng Trung Quốc có lợi thế quy mô, Chính phủ nước này ưu đãi xuất khẩu để hỗ trợ các nhà máy xi măng trong nước.

Bộ Xây dựng cảnh báo, Trung Quốc hiện dư thừa gần khoảng 670 triệu tấn xi măng, nước này càng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, khiến áp lực cạnh tranh về lượng và giá đối với xi măng Việt Nam ngày càng lớn.

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đến năm 2016 tổng công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam đạt gần 88 triệu tấn/năm, năm 2018 sẽ là 108 triệu tấn/năm và năm 2020 có thể đạt 120 - 130 triệu tấn. Với sức tiêu thụ được dự báo trong năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, ngành xi măng có thể dư thừa 36 - 47 triệu tấn. Theo dự báo trong Quy hoạch ngành xi măng, tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn, ngành xi măng sẽ dư thừa khoảng 25 - 36 triệu tấn xi măng.

Chính vì vậy, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả ngành này.
 
Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Rà soát, thẩm định lại quy hoạch ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ()

Thanh Hóa: Quy hoạch phát triển vật liệu gạch theo hướng bền vững ()

Dự kiến tăng mức xử phạt nếu không tuân thủ quy định về sử dụng VLXKN ()

Bổ sung mỏ đá vôi Hang Nước 2 cho dự án dây chuyền 2 Xi măng Hướng Dương ()

Kon Tum: Chấp thuận chủ trương Dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường ()

Quảng Ninh: Kiểm soát hoạt động phát thải tại các nhà máy xi măng, nhiệt điện ()

Bộ Xây dựng yêu cầu cát xây dựng nhập khẩu phải đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam ()

Bắc Ninh: Xây dựng lộ trình thời gian dừng hoạt động lò vòng nung gạch ()

Quảng Nam tăng cường quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

TC Hải quan:Không yêu cầu DN nộp thêm giấy tờ khi xuất khẩu xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?