Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

VB - Chính sách

Bắc Giang: Vẫn tiếp diễn khai thác trái phép khoáng sản vật liệu xây dựng

14/08/2012 3:19:36 PM

Thực tế cho thấy hàng loạt khu, cụm công nghiệp, khu đô thị hình thành trong tỉnh, trong nước đang cần một lượng lớn đất san lấp. Nhiều dự án sản xuất gạch nung đi vào hoạt động, nguồn nguyên liệu đất sét trở nên khan hiếm. Vì vậy, khai thác, kinh doanh khoáng sản vật liệu xây dựng được đánh giá là "một vốn bốn lời". Xẻ đồi, khoét ruộng vườn khai thác đất sỏi, đất sét trái phép tại Bắc Giang đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, là nguyên nhân gây sạt lở đất, nhất là trong mùa mưa bão.

Thời gian qua, tại dãy núi Nham Biền (Yên Dũng), núi Kẹm, núi Ải Quang, núi Nhẫm, núi Mâu và núi Ba Cây (Việt Yên) có một số DN, cá nhân khai thác đất trái phép phục vụ các dự án san lấp mặt bằng. Một số hộ dân ở xã Tiên Nha (Lục Nam) cũng đang gánh chịu nhiều hệ luỵ khi ở cạnh những quả đồi bị máy móc "ngoạm" nham nhở. Ông Vũ Văn Hân, thôn Đồng Dinh, xã Tiên Nha than thở: "Gia đình tôi và một số hộ khác ở gần địa điểm bị lấy đất trái phép, mấy tháng trước suốt ngày phải đóng cửa nhưng cũng không tránh được bụi. Các con tôi không thể tập trung học bài vì tiếng ồn của ô tô, máy xúc. Gần đây, cơ quan chức năng đến kiểm tra và xử phạt, việc khai thác đã dừng lại nhưng cuộc sống của chúng tôi không biết bao giờ mới trở lại yên ổn như trước kia. Vào mùa mưa, cả xóm luôn bất an vì nỗi lo sạt lở đất".

Cùng với tình trạng bạt đồi, xẻ núi lấy đất sỏi, nguồn đất sét cũng bị đào, khoét tràn lan. Sau khi UBND tỉnh quyết liệt triển khai lộ trình cấm lò gạch thủ công hoạt động, nhiều chủ lò còn diện tích ruộng trũng đã đào đất bán cho các DN sản xuất gạch trong và ngoài tỉnh mà không thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép khai thác hoặc xin phép một đằng, thực hiện một nẻo. Trong tháng 6 và tháng 7/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc khai thác, sử dụng đất sét của các dự án, cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh. Kết quả sơ bộ cho thấy toàn tỉnh có 46/56 dự án, cơ sở không có vùng nguyên liệu được cấp phép khai thác. Khi đi vào hoạt động, nhiều DN thu mua đất sét tự do trên thị trường, đồng nghĩa với việc "tiếp tay" làm thất thoát tài nguyên.

Thời điểm này, toàn tỉnh có 10 DN được cấp phép khai thác đất đồi, đất sét. Khi khai thác theo đúng giấy phép, các đơn vị bị giám sát chặt chẽ về khối lượng làm căn cứ nộp thuế tài nguyên, phải bố trí kinh phí cho việc thiết kế mỏ, thuê Giám đốc điều hành mỏ, bảo đảm an toàn lao động, ký quỹ môi trường… Vì mục tiêu lợi nhuận, một số đối tượng cố tình lấy đất "chui", không thực hiện thủ tục xin cấp phép để thu số tiền lớn bỏ túi riêng, trốn nghĩa vụ tài chính. Khoáng sản vật liệu xây dựng là tài nguyên không thể tái tạo, việc khai thác trái phép để lại tác hại lâu dài và khó khắc phục như: Ô nhiễm môi trường, đường giao thông hư hại, cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bị phá vỡ, nhiều thửa ruộng bị bỏ hoang do sỏi đá từ địa điểm khai thác tràn xuống vùi lấp. Ngân sách không thu được thuế, phí để đầu tư trở lại cho môi trường, cơ sở hạ tầng. Cũng từ đây phát sinh không ít vụ khiếu kiện, tranh chấp gây mất ổn định an ninh trật tự, dẫn tới nguy cơ sạt lở đất, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn cần vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02 ngày 21/2/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Khoáng sản và văn bản liên quan cho các tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến đề xuất các cơ quan chức năng nên cấp phép khai thác đất gắn với địa chỉ sử dụng cho từng khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mới, từng DN sản xuất gạch, ngói để thuận lợi cho khâu quản lý, giám sát. Liên quan đến nguồn nguyên liệu đất sét, các cơ quan chuyên môn cần có biện pháp xử lý những DN không xin cấp phép khai thác vùng nguyên liệu theo cam kết đầu tư; thu mua đất sét không rõ nguồn gốc hoặc thu mua từ những đơn vị, cá nhân không được phép khai thác.

Bộ Tài nguyên và Môi trường


 

Các tin khác:

Thực hiện chủ trương xóa lò gạch thủ công: Không quyết liệt, không đạt kết quả ()

Công bố quyết định kiểm tra về phòng, chống tham nhũng đối với TCty VICEM ()

Tiến tới cấm triệt để việc dùng đất sản xuất nông nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung ()

Thông tư: Ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng ()

Mỏ đá vôi xã Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được phép khai thác ()

Giao Công ty CP ĐT Thái Bảo Sài Gòn thăm dò, khai thác, chế biến mỏ đá vôi xã Minh Tâm và An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ()

Thông báo về việc đề xuất nhiệm vụ năm 2012 thuộc Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" ()

Điều chỉnh quy hoạch các mỏ đá vôi làm xi măng ()

Quyết định: Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 ()

Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?