Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

VB - Chính sách

Thực hiện chủ trương xóa lò gạch thủ công: Không quyết liệt, không đạt kết quả

18/07/2012 4:14:10 PM

Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 29-6-2010 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường kiểm tra rà soát tình hình sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công trên địa bàn TP ban hành đã lâu. Sau hai năm thực hiện, các huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên… vẫn "bùng nhùng" trong xử lý. Cùng một chủ trương nhưng nơi làm quyết liệt, nơi buông lỏng.

Là một trong những địa phương có nhiều điểm "nóng" với gần nghìn lò gạch thủ công hoạt động, nhưng đến nay, toàn bộ lò gạch thủ công trên địa bàn huyện Mê Linh đã được xử lý triệt để. Chủ tịch UBND xã Hoàng Kim (Mê Linh) cho biết: "Toàn xã có hơn 600 ha đất bãi dọc bờ sông Hồng, trong đó có trên 100 ha các hộ dân chuyển sang sản xuất gạch thủ công, lúc cao điểm có tới 112 lò. Sau khi tiếp nhận chủ trương của TP, được UBND huyện sát sao chỉ đạo, chúng tôi đã kiên quyết xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công, bảo đảm đúng tiến độ, an toàn". Sau khi được chính quyền địa phương vận động, nhiều hộ dân tại xã Hoàng Kim đã tự nguyện dỡ bỏ lò gạch vi phạm. Đối với những hộ cố tình chây ỳ, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tiến hành cưỡng chế, giải tỏa đúng quy định. Việc xóa lò gạch thủ công đã dôi ra một quỹ đất nông nghiệp lớn, lên tới hơn 100 ha. Từ cuối năm 2011, UBND xã Hoàng Kim đã chia lại toàn bộ số đất đó cho các hộ làm lò gạch trước đây để phát triển chăn nuôi, sản xuất rau an toàn.

Trái với những kết quả đạt được ở một số huyện, nhiều địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm lò gạch thủ công. Kết quả kiểm tra trong tháng 5 năm 2012 của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, một số huyện không thực hiện đúng lộ trình xóa bỏ lò sản xuất gạch thủ công theo quy định của Bộ Xây dựng và chỉ đạo của UBND TP, còn tồn tại nhiều lò gạch thủ công. Nhiều huyện báo cáo còn mang tính hình thức, số liệu thiếu chính xác và chưa đầy đủ; chưa thực hiện kiên quyết, triệt để mặc dù đã ban hành nghị quyết, kế hoạch triển khai…

Có mặt tại xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên đầu tháng 7, phóng viên Hànộimới chứng kiến tình trạng tập kết nguyên vật liệu của các hộ sản xuất lò gạch thủ công vẫn khá tấp nập. Chủ tịch UBND xã Khai Thái cho biết, việc lò gạch gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại hoa màu vẫn diễn ra. Xã cũng có chủ trương tháo dỡ, xóa bỏ theo chỉ đạo của TP và huyện. Tuy nhiên, khó một nỗi, trước đây HTX NN và chính quyền các thôn đã ký 8 hợp đồng với các chủ lò đến hết năm 2012 và đầu năm 2013 mới hết hạn hợp đồng. Tiền đã thu một lần để kiến thiết các công trình phúc lợi địa phương nên không ít người dân "đồng tình" để các hộ sản xuất hết năm 2012!

Tương tự, huyện Ứng Hòa đã lập biên bản đình chỉ, yêu cầu các chủ lò gạch tự tháo dỡ, san lấp lại mặt bằng từ tháng 6-2011. Tuy nhiên, đến nay toàn huyện vẫn còn 58 lò sản xuất gạch thủ công trong đó vẫn còn 14 lò chưa thanh lý xong hợp đồng đấu thầu. Huyện đã xây dựng kế hoạch cuối tháng 7 này sẽ tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm; thành lập đoàn kiểm tra của UBND huyện; hoàn tất thủ tục, hồ sơ cưỡng chế đối với các trường hợp tiếp tục vi phạm, không tự tháo dỡ. Đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành cơ bản trong quý III-2012. Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Lê Đình Trường khẳng định, xóa bỏ lò gạch thủ công là chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tuy nhiên, để hạn chế tình trạng khan hiếm gạch nung, ổn định thị trường vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn, TP cần xem xét đối với những trường hợp đã chuyển đổi công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm các tiêu chí về môi trường. Đối với những huyện chưa có nhà máy gạch tuy nen, TP nên cho một số chủ lò có điều kiện tài chính, phù hợp quy hoạch của địa phương và có nguồn nguyên liệu tại chỗ được chuyển đổi công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quy định.

Việc xóa bỏ lò gạch thủ công tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố cho thấy nơi nào có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền đều đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ngược lại, những nơi cấp ủy, chính quyền chưa tích cực vào cuộc, vấn đề lò gạch thủ công vẫn tiếp tục "nóng".

Theo Hànộimới


 

Các tin khác:

Công bố quyết định kiểm tra về phòng, chống tham nhũng đối với TCty VICEM ()

Tiến tới cấm triệt để việc dùng đất sản xuất nông nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung ()

Thông tư: Ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng ()

Mỏ đá vôi xã Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được phép khai thác ()

Giao Công ty CP ĐT Thái Bảo Sài Gòn thăm dò, khai thác, chế biến mỏ đá vôi xã Minh Tâm và An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ()

Thông báo về việc đề xuất nhiệm vụ năm 2012 thuộc Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" ()

Điều chỉnh quy hoạch các mỏ đá vôi làm xi măng ()

Quyết định: Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 ()

Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. ()

Thông tư 03/2010/TT-BXD ngày 26/4/2010 của Bộ Xây dựng: ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?