Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

VNCA kiến nghị lùi thời hạn tăng thuế xuất khẩu clinker

13/12/2022 1:02:28 PM

Mới đây, Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị lùi thời hạn tăng thuế xuất khẩu clinker kể từ ngày 1/1/2023 theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.

Trao đổi với ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch VNCA cho biết, năm 2022, ngành Xi măng cực kỳ khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao, xuất khẩu cũng sụt giảm nghiêm trọng. Giá than nhập khẩu tăng mạnh khiến sản xuất không hiệu quả. Dự báo năm 2023 còn khó hơn, nếu thực hiện tăng thuế xuất khẩu clinker lên 10% thì doanh nghiệp sản xuất không chịu nổi.

Trước đó, mặt hàng clinker (nhóm 25.23, mã số 2523.10.10 và 2523.10.90) được Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu từ 5% lên 10%. Riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu.

Nguyên nhân do việc tăng xuất khẩu clinker làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh. Xuất khẩu xi măng, clinker giải quyết được bài toán dư cung, nhưng đi kèm mặt trái là càng xuất nhiều, thì càng gây thâm hụt về tài nguyên, năng lượng và những tác động tới môi trường.


Xuất khẩu xi măng, clinker giải quyết được bài toán dư cung, nhưng xuất càng nhiều, thì càng gây thâm hụt về tài nguyên, năng lượng và những tác động tới môi trường.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 33 triệu tấn xi măng và clinker, trong đó xuất khẩu clinker đạt 24 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 73%), xuất khẩu xi măng đạt 8,7 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 27%).

Năm 2021, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker của Việt Nam là 108,4 triệu tấn, tăng 8,26% so với sản lượng tiêu thụ của năm 2019. Trong đó, tiêu thụ nội địa 62,7 triệu  tấn, tăng 0,95%, xuất khẩu 45,7 triệu tấn. Đáng nói là, trong tổng lượng xuất khẩu 45,7 triệu tấn, thì xi măng chỉ có 16,8 triệu tấn, còn lại gần 29 triệu tấn là clinker, tỷ trọng vẫn rất lớn.

Xi măng, clinker được sản xuất từ nguyên liệu chính là đá vôi, đá sét và các phụ gia quặng giàu sắt, sử dụng một lượng lớn nhiên liệu là than, điện, đều là các tài nguyên không thể tái tạo. Do đó, có thể chấp nhận việc khai thác một phần nguồn tài nguyên này để phát triển đất nước trong giai đoạn nhất định, nhưng nếu việc này diễn ra kéo dài sẽ gây thất thoát và cạn kiệt tài nguyên. Nếu phải xuất khẩu, cần ưu tiên cho xi măng, giảm dần lượng xuất khẩu clinker.

Nếu Chính phủ đồng ý lùi thời hạn thực hiện thuế xuất khẩu clinker thì đây cũng chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn. Với một ngành sản xuất có quy mô sản lượng đứng thứ 3 Thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, với công suất thiết kế các dây chuyền hiện có hơn 110 triệu tấn xi măng/năm, nhưng tiêu thụ nội địa chỉ dưới 65 triệu tấn, dư cung lớn tiếp tục tạo sức ép lớn với các nhà sản xuất.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu là sự lựa chọn gần như duy nhất. Nhưng về lâu dài, để xi măng trở thành lĩnh vực xuất khẩu mang lại nhiều giá trị hơn, không bị gắn mác xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu, tăng xuất xi măng và giảm xuất clinker. Khi chuyển sang xuất bán xi măng nhiều hơn, đồng nghĩa thoát được thuế xuất khẩu.

Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thừa nhận, mục tiêu khi xuất khẩu thì doanh nghiệp nào cũng muốn bán xi măng, nhưng còn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu và nhiều yếu tố khác. Hơn thế, trong điều kiện dư cung quá lớn như hiện tại, clinker sản xuất ra vẫn phải xuất khẩu, doanh nghiệp không thể dừng lò hoặc cắt giảm sản lượng, biết là xuất khẩu clinker giá thấp, nhưng doanh nghiệp vẫn phải bán.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Điểm tin trong tuần ()

Thí điểm dùng cát biển làm vật liệu tại cao tốc Hậu Giang - Cà Mau ()

Mỹ đề xuất đánh thuế đối với thép và nhôm dựa trên lượng khí thải carbon ()

Viện Nghiên cứu Cơ khí trúng gói thầu EPC tại Trạm phân phối xi măng Ninh Thủy ()

TP.HCM đẩy nhanh tiến độ xây mới 16 chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm ()

Khởi công xây dựng dây chuyền 2 nhà máy INSEE Thị Vải ()

Điểm tin trong tuần ()

Đánh giá kết quả thực hiện SXKD và công tác GPMB năm 2022 tại Công ty CP Xi măng Tân Thắng ()

Thanh tra việc cấp phép khai thác khoảng sản làm VLXD thông thường tại Ninh Bình, Thanh Hoá ()

Bộ Xây dựng chỉ ra 5 khó khăn của doanh nghiệp bất động sản ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?